Các chuyên gia đánh giá Galileo Galilei là “cha đẻ của nền khoa học hiện đại”, đồng thời là người đầu tiên công bố bản vẽ của mặt trăng thông qua kính viễn vọng vào năm 1610. Bản vẽ của ông đã được chụp lại và xuất bản trong chuyên luận Sidereus Nuncius, cho thấy bề mặt của Mặt trăng trong từng giai đoạn khác nhau. Nhiều nhà thiên văn học cùng thời tỏ ra không đồng tình khi ông mô tả bề mặt mặt trăng không bằng phẳng với những ngọn núi. Lý thuyết của ông thách thức quan niệm mặt trăng và tất cả thiên thể khác đều có hình cầu và trơn. |
Nhà thiên văn học Giovanni Battista Riccioli đã công bố bức vẽ mặt trăng vào năm 1651. Theo sách lịch sử, ông là người đầu tiên đề cập đến áp suất sâu trên bề mặt mặt trăng. |
Selenographia John Russell đã tạo ra Selenographia vào năm 1797 với những chi tiết tinh tế và đầy nghệ thuật sau khi ông quan sát mặt trăng trong vòng 30 năm. Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich đã trưng bày Selenographia trong cuộc triển lãm Longitude Punk đến ngày 4/1/2015. |
Wilhelm Beer và Johann Heinrich von Mädler, hai nhà thiên văn học người Đức đã vẽ bản đồ Mặt trăng chi tiết và công bố vào giữa năm 1834 và 1836. |
Walter Goodacre dựa vào những quan sát qua kính thiên văn để vẽ bản đồ chi tiết mặt trăng vào 1910. Ông tham chiếu hình ảnh hiện tại của mặt trăng cũng như những bản vẽ của các nhà khoa học khác để hoàn thiện bản đồ một cách chính xác và hoàn hảo nhất có thể. Nhà khoa học này đã xuất bản một cuốn sách bản đồ mặt trăng cũng như mô tả các tính năng của nó trong khi ông giữ chức chủ tịch bộ phận nghiên cứu mặt trăng ở Hiệp hội Thiên văn Anh trong vòng 42 năm. |
Viện Khảo sát địa chất Mỹ thực hiện một dự án với sự kết hợp thăm dò không gian của NASA trong những năm 1960 để xuất bản một bản đồ “ảo giác” về mặt địa chất của mặt trăng. |
Năm 1996, NASA kết hợp 15 hình ảnh được chụp vào năm 1992 để tạo ra hình ảnh mặt trăng. Thông qua các bộ lọc màu riêng biệt, các nhà khoa học có thể xác định thành phần của đất trên mặt trăng. Khu vực màu đỏ thường tương ứng với vùng cao nguyên, màu xanh và màu da cam chỉ ra dòng chảy dung nham của núi lửa cổ xưa hoặc biển, khu vực xanh đậm chứa nhiều titan hơn các vùng da cam. |
NASA công bố bản đồ Mặt trăng vào năm 1999 với những sự khác biệt về lực hấp dẫn ở từng khu vực trên bề mặt. |
Các nghiên cứu viên từ Viện Goddard Space Flight của NASA, Đại học Brown và MIT đã sử dụng hơn 3 tỉ phép đo từ thiết bị của NASA để tạo ra bản đồ bề mặt của mặt trăng đầu tiên gồm tất cả 5.185 miệng núi lửa lớn, nhỏ vào năm 2010. |
Bản đồ mặt trăng năm 2013 là kết quả hợp tác giữa Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản, Cơ quan thông tin không gian Nhật Bản và Cơ quan hàng không thám hiểm vũ trụ Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu cho biết bản đồ cung cấp những ý tưởng mới và chính xác hơn về miệng núi lửa cùng những tác động đối với mặt trăng. |