ĐH Western Sydney (Australia) đứng thứ nhất với 99,1 điểm. Trường có 13 trường thành viên, 90 câu lạc bộ cho sinh viên. Đây là một trong hơn 1.400 đại học đã gửi dữ liệu về Times Higher Education để tham gia xếp hạng tác động của trường trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, giáo dục, hòa bình, tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Flickr. |
Với 98,5 điểm, ĐH Arizona State đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng. Trường thu hút sinh viên từ 50 bang ở Mỹ cùng người học từ 158 quốc gia khác. US News & World Report còn đánh giá ĐH Arizona State đứng đầu Mỹ về đổi mới trong 7 năm liên tiếp. Trường thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, bao gồm giải quyết vấn đề đói nghèo, nước sạch, năng lượng, bình đẳng giới. Ảnh: US News. |
ĐH Western đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng. Trường đạt 98,7 điểm trong phần tác động để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ngoài ra, đây cũng là đại học nghiên cứu hàng đầu của Canada. Kinh phí hoạt động hàng năm vượt mức 240 triệu USD. Ảnh: Getty Images. |
Đứng ở vị trí thứ tư theo đánh giá của Times Higher Education về chỉ số ảnh hưởng là ĐH King Abdulaziz. Ngôi trường từ Saudi Arabia được công nhận có đẳng cấp quốc tế nhờ vươn ra thế giới trong hợp tác nghiên cứu, đổi mới, kiểm định, xếp hạng đồng thời giữ vững cam kết về cung cấp nền giáo dục xuất sắc và hỗ trợ cộng đồng. Ảnh: Global Migrant. |
ĐH Khoa học Malaysia cùng đứng thứ tư với 97,5 điểm. Đây là đại diện duy nhất của Đông Nam Á trong danh sách 10 đại học có tầm ảnh hưởng nhất năm 2022. Trường có 17 trung tâm nghiên cứu khảo cổ học, y học, phát triển, quốc tế. Ảnh: USM. |
Với 96,7 điểm, ĐH Auckland (New Zealand) xuất hiện trong bảng xếp hạng ở vị trí thứ 6. Trường hiện là nơi học tập, nghiên cứu của 44.000 sinh viên từ 120 quốc gia. Với sự đa dạng đó, ĐH Auckland luôn nỗ lực để trở thành môi trường hòa nhập, đẳng cấp quốc tế. Ảnh: Shortcoursesportal. |
ĐH Queen’s của Canada xếp thứ 7 với 96,6 điểm. Trường luôn tìm cách giải quyết các thách thức cấp bách toàn cầu, đón nhận sinh viên từ nhiều nền văn hóa, đa dạng trong ý tưởng, quan điểm. Ảnh: Shutterstock. |
ĐH Newcastle (Vương quốc Anh) có lịch sử hoạt động từ năm 1834. Trường lấy trải nghiệm của sinh viên làm trung tâm để phát triển hệ thống cơ sở vật chất, câu lạc bộ. ĐH Newcastle cũng tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Nhờ đó, trường được Times Higher Education xếp thứ 8 toàn thế giới về tầm ảnh hưởng với 96,5 điểm. Ảnh: NCL. |
Một đại diện khác từ Vương quốc Anh - ĐH Manchester - đứng thứ 9 với 96,4 điểm. Năm 2021, trường trở thành đại học đầu tiên ở Anh đặt trách nhiệm xã hội làm mục tiêu cốt lõi. Và theo Times Higher Education, tầm ảnh hưởng của trường trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu cũng là yếu tố quan trọng khi sinh viên lựa chọn đại học, bên cạnh tiêu chí như kết quả nghiên cứu, danh tiếng học thuật. Ảnh: Alamy. |
ĐH Hokkaido đứng thứ 10 với 96,2 điểm. Thành lập năm 1876, trường là một trong 7 đại học quốc gia của Nhật Bản. Phương châm của trường là “tinh thần biên giới, quan điểm toàn cầu, giáo dục toàn diện, học tập thực tế”. Ảnh: Wikimedia. |