Đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng là ĐH Quốc gia Singapore (Singapore). Năm 2023 là năm thứ 5 liên tiếp trường giữ vị trị số một danh sách trường đại học tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng của QS. Cung cấp phương pháp tiếp cận toàn cầu về giáo dục, nghiên cứu và khởi nghiệp, tập trung vào quan điểm và chuyên môn của người châu Á, trường thu hút hơn 38.000 sinh viên đến từ 100 quốc gia và xếp thứ 11 thế giới. Ảnh: Straits Times. |
ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) xếp vị trí thứ 2 châu Á, thứ 12 thế giới ngay sau ĐH Quốc gia Singapore. Được thành lập vào năm 1898 với tên gọi ban đầu là ĐH Hoàng gia Bắc Kinh, ĐH Bắc Kinh là đại học quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Hiện tại, trường có chất lượng đào tạo hàng đầu Trung Quốc, là mục tiêu của nhiều học sinh nước này. Ảnh: Prabook. |
So với bảng xếp hạng năm ngoái, ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) đã nhảy 2 bậc từ vị trí thứ 5 lên thứ 3 châu Á. Ở bảng xếp hạng thế giới, trường đứng thứ 14. Cùng với ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa là ngôi trường đại học lâu đời và được đánh giá có chất lượng đào tạo cũng như danh tiếng hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: Apru. |
Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) tụt một hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái. Dù chỉ mới có tuổi đời 40 năm, ngôi trường này nhiều lần có mặt trong các bảng xếp hạng đại học châu Á và thế giới. Trường đào tạo các ngành Kỹ thuật, Khoa học, Kinh doanh, Nhân văn, Nghệ thuật, Khoa học xã hội và Giáo dục, đồng thời có trường Y liên kết với Đại học Hoàng gia London. Ảnh: Zhihu. |
Năm nay, Đại học Hong Kong (Trung Quốc) được QS xếp hạng thứ 5 châu Á, thứ 21 thế giới. Thành lập vào năm 1911, trường có nguồn gốc từ ĐH Y khoa Hong Kong và được đánh giá cao trong công tác đào tạo các ngành Khoa học, Nha khoa, Y sinh, Giáo dục, Nhân văn, Luật, Kinh tế, Quản trị kinh doanh. Ảnh: Knowinsiders. |
ĐH Tokyo (Nhật Bản) góp mặt vào top 10 đại học tốt nhất châu Á ở vị trí thứ 6 sau một năm vắng bóng. Thành lập vào năm 1877, hiện tại, trường có 10 khoa, 15 trường sau đại học, 11 viện nghiên cứu trực thuộc, 3 thư viện, 2 viện nghiên cứu nâng cao và Bệnh viện ĐH Tokyo. Ảnh: Research Journal. |
Xếp ở vị trí thứ 7 châu Á, thứ 29 thế giới trong bảng xếp hạng của QS là ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Thành lập năm 1946 nhờ sự hợp nhất của 10 tổ chức giáo dục đại học, đây là ngôi trường đại học toàn diện đầu tiên của quốc gia này, cũng là ngôi trường uy tín nhất về giáo dục đại học của Hàn Quốc. Ảnh: Arch Daily. |
ĐH Phục Đán (Trung Quốc) tụt một hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, xếp thứ 8 đại học tốt nhất châu Á. Đây là tổ chức giáo dục đại học đầu tiên được thành lập bởi một người Trung Quốc vào năm 1905. Năm nay, ngôi trường này xếp thứ 34 thế giới trong bảng xếp hạng của QS. Ảnh: Wustl. |
Ở vị trí thứ 9 châu Á, ĐH Kyoto (Nhật Bản) là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Á, là nơi sinh ra những nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới, trong đó có 13 người đoạt giải Nobel. Ảnh: Japan Times. |
ĐH Trung văn Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu Á. Đây là cơ sở đại học duy nhất tại Hong Kong (Trung Quốc) có người đoạt giải Nobel, giải Turing, huy chương Fields và giải Veblen làm giáo sư. Ảnh: CUHK Business School. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.