Khán giả suýt nữa đã không được nhìn thấy chiếc đầm đỏ của Peggy Carter: Mối quan hệ giữa Steve Rogers (Chris Evans) và Peggy Carter (Hayley Atwell) luôn được người hâm mộ quan tâm. Khoảnh khắc Peggy xuất hiện trong chiếc đầm đỏ đã khiến người hùng xao xuyến. |
Trên thực tế, chiếc đầm do Anna B Sheppard thiết kế ban đầu dành cho Mélanie Laurent trong phim Inglourious Basterds của đạo diễn Quentin Tarantino. Nhưng cuối cùng, nó không được sử dụng. Thay vì để lãng phí chiếc váy, nhà thiết kế bèn đưa nó vào Captain America: The First Avenger. |
Scarlett Johansson và Chris Evans sửa lời thoại cho nhân vật: Trong The Winter Soldier (2014), nội dung phim khai thác tình bạn mới giữa Natasha Romanoff - hay còn gọi là Black Widow (Scarlett Johansson) - với Captain America. Khi bắt đầu tập thoại nhân vật, Evans và Johansson đã góp ý cho ê-kíp để thoại của nhân vật tự nhiên hơn. |
Chia sẻ với Metro, đồng biên kịch Stephen McFeely nói: “Tôi cảm thấy kịch bản đã tốt rồi, nhưng Chris và Scarlett đã góp ý thêm để chỉnh sửa. Họ đã thảo luận với nhau trong lúc đến phim trường. Tôi nghĩ các diễn viên sẽ biết rõ lối hành văn của nhân vật hơn tôi. Nên tất nhiên là không có vấn đề gì khi để họ thêm vài câu thoại, miễn sao thành phẩm chất lượng hơn”. |
Có hai Avenger được chọn nhờ thử vai Sharon Carter: Sự xuất hiện của nhân vật Sharon Carter / Agent 13 trong The Winter Soldier (2014) khiến khán giả thích thú. Trong quá trình tìm kiếm nhân vật, Marvel Studios phải tổ chức nhiều buổi thử giọng để tìm ra diễn viên phù hợp, bao gồm Emily VanCamp. |
Năm trước, giám đốc casting Sarah Finn cho biết Karen Gillan đã thử giọng cho vai Agent 13 và ông ấn tượng trước phần thể hiện của cô. Điều này giúp cô nhận vai Nebula trong Guardians of the Galaxy. Một diễn viên khác là Elizabeth Olsen cũng đã đến thử vai Sharon Carter, nhưng rốt cuộc được lựa chọn cho vai diễn còn quan trọng hơn: Scarlet Witch. |
Chris Evans chưa từng thử giọng lần nào cho vai Captain America: Trong khi những diễn viên khác phải trải qua các buổi thử giọng và thử vai, thì cái tên Chris Evans đã được chỉ đích danh cho vai Steve Rogers. Thậm chí, đạo diễn cũng như các đồng nghiệp khác phải thuyết phục anh nhiều lần để nhận vai. |
Marvel Studios khao khát có được Chris Evans đến mức để đạo diễn Joe Johnston và Robert Downey Jr. đến trò chuyện, tháo gỡ nút thắt trong lòng anh. Bởi thời điểm đó, nam diễn viên phải chịu nhiều áp lực, mắc chứng hoảng loạn sau khi tham gia dự án Puncture (2010). Chris Evans cho rằng những cơn lo lắng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của bộ phim và khiến mình không thể diễn tốt vai Steve Rogers. |
Áp dụng thủ thuật máy ảnh để Chris Evans trông giống Captain America: Các nhà quay phim đều sử dụng “mánh lới” khi ghi hình nhằm có được cảnh ưng ý nhất. Điển hình là cách đặt góc máy để nhân vật Steve Rogers trông mảnh khảnh trước khi gặp tiến sĩ Abraham Erskine (Stanley Tucci). Dĩ nhiên, hình ảnh sau đó cũng có sự can thiệp của CGI. |
Lúc đầu, bạn thân của Rogers là Bucky Barnes (Sebastian Stan) có ngoại hình vạm vỡ, cao hơn anh. Nhưng khi Steve Rogers trở thành Captain America, thân hình của Evans và Stan phải tương đồng. Do đó, các nhà quay phim đã sử dụng các thủ thuật để thể hiện điều này. Về cơ bản, họ phải chọn góc quay để Evans trông cao hơn Stan, nhằm tạo ra sự khác biệt mà không cần phải nhờ đến công nghệ CGI nữa. |
Công nghệ CGI không giúp Evans có được vóc dáng săn chắc: Sự vạm vỡ, chắc nịch của Chris Evans trên màn ảnh là thật 100%. Giống như Chris Hemsworth hay Robert Downey Jr., nam diễn viên phải trải qua một khóa huấn luyện khắc nghiệt để có thể hóa thân vào nhân vật. |
Sự thay đổi rõ rệt của Chris Evans trong phim khiến khán giả cho rằng anh đã “qua tay” CGI, nhưng không phải vậy. Đạo diễn Anthony Russo cho biết: “Cuộc gặp đầu tiên giữa anh em chúng tôi với Marvel để nói về The Winter Soldier, chúng tôi hỏi, ‘Mọi người đã làm gì để có thể thay đổi được Chris như thế?’. Họ bảo, ‘Không. Thề có Chúa, chúng tôi không làm gì anh ấy cả. Đó thật sự là Chris Evans’”. |
Cảnh Hayley Atwell chạm lên ngực Chris Evans không có trong kịch bản: Sự thay đổi của Steve Rogers khiến bạn diễn ngỡ ngàng. Trong lần đầu quay cảnh gặp Rogers, Carter đã đưa tay lên lên chạm vào ngực của anh. Điều này không có trong kịch bản. |
Biểu cảm ngỡ ngàng trên khuôn mặt Atwell là cảm xúc thật. Nữ diễn viên cho biết cô gần như mất cân bằng khi nhìn thấy cơ thể của Chris Evans. Bất giác, Hayley Atwell đã đưa tay lên chạm vào ngực của tài tử. |
Hugo Weaving có sức ảnh hưởng lạ lùng với nhân vật Red Skull: Hugo Weaving là một cái tên có thực lực, nhưng nhân vật phản diện Red Skull xem ra bị “dìm hàng” khá nhiều so với nguyên tác. Nhưng Weaving đã nỗ lực rất nhiều cho vai diễn. |
Để tìm cảm hứng cho nhân vật, Hugo Weaving đã tìm đến đạo diễn người Đức Werner Herzog và diễn viên Klaus Maria Brandauer (thủ vai phản diện chính trong Never Say Never Again) để học hỏi. Anh cho biết: “Tôi nghe Werner Herzog nói chuyện và cả Klaus Maria Brandauer nữa. Tôi nghĩ chất giọng của Klaus thú vị theo một cách riêng, còn Werner thì có phần hài hước”. |
Captain America 3 lẽ ra là một bộ phim nhỏ: Theo kế hoạch, phần phim riêng thứ ba về Captain America sẽ lại xoay quanh một âm mưu nữa của Zola, nhưng ê-kíp cuối cùng đã nghĩ tới sự kiện Civil War. Chia sẻ với Kevin Smith vào năm 2018, McFeely và Markus nói: “Kevin Feige đã yêu cầu sửa lại nội dung của phần phim. Trước đó, chúng tôi đã viết kịch bản liên quan tới nhân vật Zola”. |
McFeely tiếp lời: “Do đó, chúng tôi phải làm việc lại để chỉnh sửa nội dung. Và thế là Civil War ra đời. Trong ngày hôm đó, Kevin Feige cũng đưa ra một ý tưởng ‘bom tấn’ khác là Peter Parker”. |
Hawkeye suýt xuất hiện trong Captain America: The Winter Soldier: Chỉ có một vài đặc vụ S.H.I.E.L.D. đến để trợ giúp Captain America trong phần The Winter Soldier. Ban đầu, nhà sản xuất định xếp thêm Hawkeye (Jeremy Renner) vào phần phim. Tuy nhiên, nhận ra cốt truyền đã đủ đầy đặn, họ cuối cùng bèn loại chàng cung thủ ra khỏi nội dung tác phẩm. |