1. Hãy nhận tạm một công việc, ngay cả khi bạn không thích nó
Đây chưa bao giờ là một ý kiến hay trừ khi bạn quá tuyệt vọng về vấn đề tiền bạc. Điều này là không công bằng với cả bạn và ông chủ của bạn. Khi ép mình làm một công việc không phù hợp, bạn sẽ thiếu động lực và chẳng vui vẻ gì.
2. Hãy nhận công việc trả lương cao nhất
Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Mặc dù ai cũng muốn được trả công xứng đáng nhưng tiền lương không phải là vấn đề duy nhất.
Còn có những yếu tố khác để quyết định có nhận một công việc hay không, như trách nhiệm công việc, các chế độ, văn hóa công ty, tỷ lệ cân bằng công việc - cuộc sống, cơ hội thăng tiến. Tiền bạc sẽ không còn quan trọng nữa nếu bạn bị mắc kẹt trong một công việc không mấy dễ chịu.
3. Hãy làm công việc bạn giỏi
Bạn có thể giỏi nhiều thứ khác nhau. Giỏi một thứ nào đó không phải là lý do duy nhất để nhận một công việc. Bạn có thể rất giỏi một thứ nào đó nhưng lại không hề thích nó hay không tìm được mục đích ở công việc đó.
Nếu bạn là một lái xe tuyệt vời, không có nghĩa là bạn nên lái xe taxi để kiếm sống. Hầu hết mọi người hạnh phúc hơn khi được làm những công việc có thể sử dụng tài năng để khám phá đam mê.
4. Làm việc chăm chỉ đi, rồi bạn sẽ được thăng tiến
Ông chủ của bạn quan tâm tới giá trị mà bạn mang lại cho công ty, chứ không phải bạn chăm chỉ tới mức nào. Nếu bạn muốn thăng tiến, hãy lên tiếng.
Còn nếu cứ ngôi yên ở chỗ của mình, lặng lẽ làm việc chăm chỉ, nghĩa là bạn đang gửi đi thông điệp “tôi ổn với công việc và vị trí hiện tại”.
5. Đừng làm gì gây xáo trộn
Nếu bạn muốn nổi trội trong công việc, bạn phải làm khác đi. Bằng cách mở rộng tư duy, bạn sẽ trở thành tài sản của ông chủ, vì thế đừng ngại tìm kiếm những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. Công ty bạn hoạt động theo một cách nhất định không có nghĩa đó là cách tốt nhất, vì thế hãy sáng tạo và đặt câu hỏi.
6. Hãy theo đuổi đam mê, tiền bạc sẽ tới
Làm công việc bạn yêu thích là rất quan trọng, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ được trả công xứng đáng. Đam mê của bạn cần phải đáp ứng nhu cầu của ai đó hoặc phải giải quyết được vấn đề nào đó.
Nếu bạn có kỹ năng ở một lĩnh vực, hãy bán nó, viết về nó, dạy nó để kiếm tiền. Thay vì chỉ tập trung vào đam mê, hãy xem xét cả điểm mạnh của mình. Đam mê, tài năng và đáp ứng cái mà thế giới cần mới đủ để bạn có thể kiếm tiền.
7. Hãy làm công việc bạn thấy thoải mái
Thoải mái không có nghĩa là phù hợp. Thoải mái thường dẫn đến nhàm chán. Sự hài lòng trong công việc lên đến đỉnh điểm khi bạn sử dụng kỹ năng và sự sáng tạo để làm công việc mà bạn thích.
Hãy tìm một nơi mà bạn bị thách thức và cho bạn cơ hội học hỏi và phát triển. Nó có thể không thoải mái, nhưng chắc chắn sẽ hữu ích.
8. Hãy tìm một công việc thực sự
Thế nào là công việc “thực sự”? Ý tưởng về một công việc thực sự của ai đó có thể hoàn toàn khác với của bạn. Làm việc tự do có phải là một công việc “thực sự” không? Hay làm nhân viên giao pizza bán thời gian có phải là công việc thực sự không?
Công việc là công việc và bất cứ công việc gì mà bạn làm đều là công việc thực sự. Luôn có những bài học giá trị trong tất cả công việc, bất kể “thực sự” hay không.
9. Hãy nhận bất cứ mức lương nào bạn được đề nghị
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều dự tính trong đầu một mức lương - thường là thấp hơn bình thường. Đó là vì họ dự đoán bạn sẽ thương lượng mức lương.
Đừng yêu cầu quá cao nhưng cũng đừng e ngại đề nghị mức lương cao hơn. Họ có thể không đáp ứng chính xác mức đề nghị của bạn, nhưng ít nhất nó vẫn tốt hơn đề nghị ban đầu.
10. Đừng nghỉ việc, ngay cả khi bạn ghét nó
Nhàm chán nhất là cảnh bạn làm việc ở một công ty suốt 40 năm, sau đó nghỉ hưu. Cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn phải chịu đựng một công việc mà bạn ghét. Không vui vẻ trong công việc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các mối quan hệ của bạn.
Nếu bạn thấy mình không hạnh phúc, hãy tìm kiếm một công việc khác. Cơ hội là khi bạn tìm thấy một công việc không chỉ phù hợp với mình, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.