Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 năm chiến đấu với ung thư phổi giai đoạn cuối

Bệnh nhân Trần Ái Sơn (61 tuổi, Nam Định) bị ung thư phổi 10 năm nay. Nhiều lần bệnh tái phát, ông vẫn vượt qua được các giai đoạn điều trị.

Ông Sơn là cựu chiến binh, đã mất một bên cánh tay, không lao động nặng được. Gia đình sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ.

Năm 2009, ông Sơn thường xuyên bị ho và sốt kéo dài. Ông đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Bác sĩ thông báo ông bị căn bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn.

Đi viện với tâm lý còn nước còn tát

Khi đó, mọi thứ đối với ông Sơn như đổ sập xuống. Ông không thể tin vào sự thật. Dù từng vào sinh ra tử ở chiến trường, khi nghe tin bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn, ông Sơn không giữ được bình tĩnh. Ông lo lắng không biết mình còn có thời gian sống được bao lâu.

Tâm trạng bi quan, chán nản khi biết bệnh tình, kèm theo sự đau đớn của bệnh khiến sức khỏe ông ngày càng suy sụp. Ông Sơn cho rằng bệnh ung thư không chữa được nên nghĩ sẽ cứ để như thế chờ chết. Tâm lý "cá nằm trên thớt" của ông bị gia đình kịch liệt phản đối.

Gia đình, đặc biệt là con trai ông Sơn, cho rằng "còn nước còn tát". Mọi người đều động viên ông nên đến bệnh viện để điều trị dù còn chút hy vọng cũng phải thử. Ông Sơn đến Bệnh viện K Trung ương điều trị ung thư phổi.

Dấu hiệu của ung thư phổi

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Mai Phương, khoa Nội 3, Bệnh viện K Trung ương, người trực tiếp điều trị cho ông Sơn, không thể nào quên được ngày bệnh nhân này nhập viện cách đây 10 năm.

Bệnh nhân đến khám trong tình trạng gầy yếu, sức khỏe giảm sút, đau đớn. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi trái; thể bệnh ung thư biểu mô vẩy, không sừng hóa, giai đoạn IV, kèm theo tràn dịch màng phổi.

ung thu phoi anh 1
Ông Sơn trong lần đi tái khám tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Infonet.

Các bác sĩ đã lên phác đồ điều trị cho ông Sơn. Trải qua 2 năm điều trị tại khoa Xạ, Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, ông Sơn được xuất viện trong niềm vui mừng của gia đình.

Một năm sau, bệnh tái phát, ông Sơn được chuyển đến Bệnh viện K cơ sở Tân Triều để điều trị tiếp. Thêm lần nữa, bệnh tật lại thử nghị lực của người cựu chiến binh. Thời điểm này, ông rất yếu, ung thư xâm lấn vào các cơ quan lân cận. Bản thân ông Sơn và gia đình cũng không dám hy vọng nhiều vào khả năng hồi phục.

Trải qua 15 đợt truyền hóa chất, kết quả, bệnh nhân đáp ứng rất tốt với hóa chất, sức khỏe ông ngày một ổn hơn. Đến tháng 5/2013, ông Sơn được ra viện, về nhà để theo dõi.

Cuối năm 2018, ông Sơn phải quay trở lại bệnh viện để điều trị sau tái phát hóa, xạ trị. Đồng thời, ông đã được truyền thêm 7 đợt hóa chất và hiện tại cứ 21 ngày lại đến viện để khám và điều trị.

Bác sĩ Mai Phương chia sẻ: "Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị, ngoài việc bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp, tâm lý tốt từ phía người bệnh là yếu tố rất quan trọng, giúp có được kết quả tốt".

Đây là một trong những loại ung thư đứng hàng đầu, nguyên nhân “đứng top” gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ngày càng tăng ở nữ do phong trào hút thuốc gia tăng.

Ung thư phổi hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị rất thấp, gây tử vong cao. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, ung thư phổi có thể tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.

Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Mù mờ về tầm soát ung thư, tiền mất mà bệnh chẳng ra

Lợi dụng tâm lý lo lắng “ung thư là tử bệnh” của nhiều người, các dịch vụ về tầm soát ung thư ồ ạt xuất hiện.

https://infonet.vn/10-nam-chien-dau-voi-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-post302200.info

Theo K.Chi/ Infonet

Bạn có thể quan tâm