Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 sai lầm tai hại nhất của cha mẹ trên mạng xã hội

Nhắc nhở không hồi kết, nhạo báng niềm tin con trẻ, tra hỏi, gián điệp... là những sai lầm nghiêm trọng của phụ huynh hiện nay khi sử dụng công nghệ.

Theo The Guardian, các bậc phụ huynh thường có những lời nói, hành động trên mạng xã hội khiến con cái phiền lòng mà họ không hề hay biết.

1. Những lời nhắc nhở không hồi kết

Hầu hết bạn trẻ ở tuổi thiếu niên cảm thấy ngán ngẩm khi phải nghe những lời cảnh báo như “Con không được phép kết bạn với người lạ trên mạng xã hội” hay “Đừng đăng bất cứ điều gì khiến con phải hối tiếc sau này” từ phía phụ huynh rồi mới được truy cập internet.

Cha mẹ thường nhắc đi nhắc lại những thứ bạn đã biết. Thế nhưng, với điều thực sự quan trọng như “Không nên chê bai ngoại hình của người khác không thương tiếc” hay các nội dung liên quan đến giáo dục giới tính, họ lại lãng quên hoặc cảm thấy xấu hổ khi đề cập tới.

Cha mẹ thường nhắc đi nhắc lại những thứ bạn đã biết, mà quên đi một số điều thực sự quan trọng. 

Bộ tranh 'Hãy nói cảm ơn thay vì xin lỗi'

Mới đây, tác giả Yao Xiao chia sẻ trên Bored Panda bộ truyện tranh ý nghĩa, nhắn nhủ mọi người hãy nói nhiều hơn những lời cảm ơn thay vì xin lỗi.

2. Nhạo báng niềm tin con trẻ

"Không sử dụng điện thoại trong bàn ăn con nhé" - cha mẹ thường nói.

Trong khi phụ huynh trả lời thư điện tử, xem dự báo thời tiết hoặc cập nhập nhanh tin tức thể thao trên di động, những đứa trẻ lại phải ăn trong không khí yên lặng đến bức bối.

Các bậc bề trên thường nhạo báng những gì con cái tìm được trên mạng xã hội. Họ nói: "Liệu việc con tiêu tốn thời gian để nói về Paris trên Instagram có khiến nước Pháp yên bình và vui vẻ hơn không?" hay "Mắt con đà điểu còn lớn hơn não của nó - điều này thật vô lý! Con lại tìm được thứ vụn vặt này trên Facebook đúng không?".

Có thể, ngay sau khi bạn đi vắng, họ sẽ kiểm tra độ chính xác của thông tin này qua Google.

3. Vẽ niềm tự hào về con trên mạng

“Tình yêu mẹ dành cho hai con gái bé bỏng”, “Các nhạc sĩ, nữ vận động viên, học giả yêu thích…”, “Khoảng thời gian chơi Scrabble cùng các thành viên trong gia đình thật tuyệt vời”, “Mẹ cảm thấy tự hào về những gì con đạt được, con quá tuyệt vời” kèm hình ảnh kết quả thi cuối năm… là đôi dòng trạng thái thờng thấy của các bà mẹ trên Facebook.

Thế nhưng, thực tế, họ đã bỏ quên những điều như con gái cả đã không chơi sáo trong vài tháng, con gái thứ hai vừa thi trượt, hai nhóc đang hờn dỗi nhau trong phòng sau khi tranh giành nhau chơi Scrabble…

Nhiều bậc phụ huynh đang sử dụng phương tiện truyền thông như công cụ để xây dựng cuộc sống gia đình không có thật.

4. Suy nghĩ quá đơn giản về Facebook

Sử dụng Facebook của con như phương tiện truyền thông là sai lầm tai hại. Những dòng cảm xúc như "Chào con yêu, sáng nay, con có vẻ buồn bã. Mẹ hy vọng con sẽ cảm thấy tốt hơn. Yêu con nhiều lắm, Mummy" không nên xuất hiện công khai trên tường Facebook.

Các "tư tưởng người lớn trong thân hình con nít" sẽ cảm thấy rất ngượng nghịu khi tất cả bè bạn thấy được đôi dòng âu yếm đó. Bạn chỉ cần gửi tin nhắn cho con là đủ.

Đăng ảnh gia đình có gương mặt thân quen của những đứa trẻ là sai lầm khác. Cha mẹ không nhất thiết phải chia sẻ những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc vui vẻ, thậm chí hài hước khi đi chơi công viên hoặc dã ngoại… lên mạng xã hội. Điều đó sẽ khiến các bạn trẻ bối rối.

Khi thanh thiếu niên tỏ ra không thích những bức ảnh như vậy, cha mẹ thường phản ứng lại rằng: “Thế tại sao con cập nhật ảnh selfie liên tục vậy?”.

Các bậc phụ huynh không hiểu được, trước khi những tấm hình đẹp được đăng tải, chúng đã phải trải qua quá trình sàng lọc gắt gao. Đừng bị trẻ con đánh lừa bằng các dòng chú thích như “ Ôi chúa ơi, trông gương mặt mình… thật dễ sợ!!!”.

Cha mẹ không nên like (thích) ảnh bạn của con hay sử dụng tường Facebook con cái như phương tiện truyền thông. 

Bấm nút “like” cho ảnh của bạn con cũng là điều khiến cha mẹ đau đầu. Nút like trên Facebook không chỉ có ý nghĩa đơn giản là “thích”, nó còn thể hiện sự quan tâm, ngưỡng mộ.

Khi tới trường vào ngày hôm sau, các “ông nhỏ”, “bà nhỏ” sẽ được nghe từ bạn mình rằng: “Mẹ bạn hôm qua like ảnh của tớ đấy”. Đó thực sự là tình huống khó xử và là điều không bình thường nhất đối với những đứa trẻ.

5. Dấu hashtag nguy hiểm

Dấu hashtag trên Twitter cho phép bạn phân loại một bài viết bằng từ khóa của nó. Dó đó, thông qua hashtag, người khác có thể tìm kiếm các bài viết và có thông tin đa chiều về bạn.

Giới trẻ cảm thấy vui thích với hashtag trừ trường hợp nó là của cha mẹ.

6. Sai lầm khi sử dụng WhatsApp

WhatsApp cho phép bạn viết dòng trạng thái ngắn khi ai đó tìm kiếm địa chỉ của bạn. Giới trẻ luôn mặc định rằng, đó không phải là nơi để viết những dòng cảm xúc sâu sắc hay các câu trích dẫn sướt mướt trong phim.

Bất cứ ai có số điện thoại của người đăng đều có thể xem được bài viết này. Bởi vậy, nếu bạn viết rằng: “Tôi không phải bà mẹ bình thường, tôi là bà mẹ tuyệt vời”, tất cả những có lưu số điện thoại (bao gồm cả bạn bè của con bạn) sẽ thấy được những dòng này.

Nhiều bạn trẻ sẽ cảm thấy lúng túng vì điều đó.

7. Sai lầm khi sử dụng Instagram

Việc viết chú thích bên dưới mỗi ảnh cho Instagram không  đơn giản. Giới trẻ có thể dành hàng giờ suy nghĩ để có được câu chữ thú vị nhưng cha mẹ lại ít cân nhắc về điều đó.

Họ có thể biến Instagram thành diễn đàn về chính trị hoặc chèn trọn vẹn bài thơ của William Wordsworth bên dưới bức ảnh một lọ hoa thủy tiên.

8.  Sáng tạo ra khoa học

“Điện thoại khi để trong túi quần có thể khiến con vô sinh”, hay “Sạc điện thoại và iPad qua đêm ở gần cơ thể có ảnh hưởng không tốt tới não bộ”... là những kiến thức khoa học cha mẹ thường nói.

Sáng tạo ra những thông tin khoa học đáng sợ để hù dọa, thuyết phục con trẻ không nhìn vào điện thoại là cách làm không đúng. Nó chỉ khiến bạn trở nên ngớ ngẩn.

Cha mẹ không nên xâm phạm đời tư của con cái. 

9. Bệnh gián điệp

Nhìn lén những hoạt động của con cái trên mạng xã hội là sự vi phạm quyền riêng tư. Nếu phụ huynh muốn biết con đang làm gì, họ chỉ cần hỏi. Việc nhìn trộm khiến giới trẻ cảm thấy cha mẹ không tin tưởng họ.

10. Tra hỏi

“Con đã làm gì cả ngày hôm nay vậy?" - câu hỏi này của cha mẹ cho thấy nỗi thất vọng không nhỏ khi các bạn trẻ lãng phí cả ngày để nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, điện thoại di động.

Giới trẻ cảm thấy khó có thể giải thích để cha mẹ hiểu. Có thể, họ không nghiện internet. Họ chỉ đang sợ rằng, nếu không giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè trên mạng, họ sẽ bị lãng quên và không kịp cập nhật những điều đang xảy ra.

Bởi thế, các bậc phụ huynh hãy hỏi con mình theo cách khác để con cảm nhận được sự thông cảm, thấu hiểu từ cha mẹ.

18 kiểu người không nên kết bạn trên Facebook

Tình cũ, kẻ thích check-in khi đi ăn, cha mẹ… là những người không nên có trong danh sách bạn bè trên Facebook.

Hường Vũ

Bạn có thể quan tâm