1. Một năm có nhiều hơn 365 ngày: Con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần. Đó cũng là lý do tháng hai có 29 ngày vào các năm nhuận. Ảnh: USA Today. |
2. Mặt trăng có thể là một phần của Trái Đất: Các nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng hình thành do sự va chạm của Trái Đất với một vật thể lớn bên ngoài vũ trụ. Vụ va chạm khiến một phần nhỏ của Trái Đất bị tách rời và trở thành Mặt Trăng như bây giờ. Ảnh: NZ Herald. |
3. Trái Đất có một Mặt Trăng và hai vệ tinh đồng quỹ đạo: Trái Đất không chỉ có “người bạn đồng hành” là Mặt Trăng, mà có đến hai tiểu hành tinh cùng quỹ đạo quay. Đó là 3753 Cruithne và 2002 AA29. Chúng là một phần của quần thể thiên thạch có tên Vật thể gần Trái Đất (NEO). Ảnh: Science Alert. |
Tiểu hành tinh 3753 Cruithne được gọi là “Mặt Trăng thứ hai của Trái Đất”. Tuy không quay quanh Trái Đất như Mặt Trăng, 3753 Cruithne vẫn được xem là Mặt Trăng thứ hai do có cùng quỹ đạo quay với Trái Đất. Ảnh: Libertar. |
4. Từ trường Trái Đất đang thay đổi: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, từ thế kỷ 19, từ trường Trái Đất bắt đầu di chuyển khoảng 600 dặm từ Nam bán cầu về Nam Đại Dương. Theo thời gian, tốc độ di chuyển của từ trường sẽ càng nhanh hơn cho đến khi đạt đến tốc độ cực đại. Ảnh: Phys.org. |
5. Vòng quay của Trái Đất đang dần chậm lại: Tốc độ quay Trái Đất đang chậm lại, nhưng sự biến đổi này nhỏ đến mức chúng ta không thể nhận ra. Cứ 100 năm, tốc độ lại giảm 17 mili giây. Với tình trạng này, sau 140 triệu năm nữa, một ngày trên Trái Đất sẽ kéo dài 25 giờ. Ảnh: NASA. |
6. Trọng lực trên Trái Đất không đồng đều: Thực tế, hành tinh của chúng ta không phải quả cầu hoàn hảo, khối lượng cũng không đồng đều. Sự khác biệt về khối lượng dẫn đến các biến động về lực hấp dẫn ở những khu vực khác nhau. Trong đó, vịnh Hudson (Canada), được ghi nhận là nơi có trọng lực thấp hơn các khu vực khác. Ảnh: Depositphotos. |
7. Trái Đất là hành tinh duy nhất không được đặt tên theo các vị thần: Ngoại trừ Trái Đất, sáu hành tinh còn lại trong Hệ Mặt Trời đều được đặt tên theo các vị thần La Mã: Mercury (Sao Thuỷ), Venus (Sao Kim), Mars (Sao Hoả), Jupiter (Sao Mộc), Saturn (Sao Thổ), Uranus (Sao Thiên Vương), Neptune (Sao Hải Vương). Ảnh: Wikipedia. |
8. Động đất vẫn xảy ra trên Mặt Trăng: Động đất trên Mặt Trăng được gọi là “Moonquakes”. Các nhà khoa học cho rằng lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất là nguyên nhân gây ra động đất ở mặt trăng. Tuy nhiên, tần suất xảy ra động đất ở hành tinh này không nhiều. Ảnh: Google Plus. |
9. Trái Đất là một kho vàng khổ lồ: Nếu dùng toàn bộ vàng phủ lên bề mặt Trái Đất, số vàng này đủ bao phủ một lớp dày 1,6 feet (tương đương 0,49 m). Ảnh: Top Imgaes. |
10. “Hành tinh xanh” vốn là “Hành tinh tím”: Một nhà khoa học tại Đại học Maryland (Mỹ), cho rằng trước đây, Trái Đất có màu tím, không phải màu xanh như hiện tại. Các vi khuẩn cổ đại sử dụng các phân tử khác để xử lý ánh sáng Mặt Trời, thay vì chất diệp lục. Các phân tử này tạo sắc tố màu tím cho các vi khuẩn, khiến hành tinh khoác lên mình một lớp “áo tím” lạ mắt. Ảnh: Depositphotos. |