Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 vùng đất nóng như lò bát quái

Ở Việt Nam, nhiệt độ ngoài trời khoảng 38 độ C đã khiến chúng ta cảm thấy nóng bức, khó chịu. Nhưng tại những nơi này, nhiệt độ thường xuyên lên tới 50 độ, thậm chí là 70 độ C.

Tirat Zvi, Israel: Tirat Zvi là một khu định cư ở thung lũng She’An, nằm ngay phía tây biên giới Israel/Jordan. Nhiệt độ trung bình ở đây là 47,2 độ C và đã có lúc lên tới 53,8 độ C.
Tirat Zvi, Israel: Tirat Zvi là một khu vực ở thung lũng She’An, nằm ngay phía tây biên giới Israel và Jordan. Nhiệt độ trung bình ở đây là 47,2 độ C và đã có lúc lên tới 53,8 độ C.
Mali, Bắc Phi: Nằm giữa Niger và Mauritania, Mali là nhà của gần 15 triệu người. Nhiệt độ ở Mali lên tới 54,4 độ C trong mùa nóng, khoảng từ tháng 1 tới tháng 6.
Mali, Bắc Phi: Nằm giữa Niger và Mauritania, Mali có gần 15 triệu người sinh sống. Nhiệt độ ở đây lên tới 54,4 độ C trong mùa nóng, khoảng từ tháng 1 tới tháng 6.
Kuwait: Kuwait là một quốc gia Ả Rập nằm giữa Ả Rập Saudi và Iraq, nổi tiếng với nền kinh tế dựa trên dầu mỏ. Nhiệt độ cao nhất ở Kuwait lên tới 54,4 độ C.
Kuwait: Kuwait là một quốc gia Ả Rập nằm giữa Ả Rập Saudi và Iraq, nổi tiếng với nền kinh tế dựa trên dầu mỏ. Nhiệt độ cao nhất ở Kuwait lên tới 54,4 độ C.

Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sống

Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi, hoặc lạnh kỷ lục, khó lòng tưởng tượng con người có thể sinh sống ở những vùng đất này.

Ahwaz, Iran: Nằm trên bờ sông Kiran, Ahwaz là thành phố nóng bức bậc nhất Iran. Đối mặt với bão cát, nhiệt độ tại đây thường xuyên lên tới 50 độ C, thậm chí có lúc lên tới 65 độ C.
Ahwaz, Iran: Nằm trên bờ sông Kiran, Ahwaz là thành phố nóng bức bậc nhất Iran. Đối mặt với bão cát, nhiệt độ tại đây thường xuyên lên tới 50 độ C, thậm chí có lúc lên tới 65 độ C.
Kebili, Tunisia: Kebili có địa hình đặc biệt đến mức đạo diễn George Lucas từng quay “Chiến tranh giữa các vì sao” ở đây. Năm 1910, thời tiết ở Kebili đạt độ nóng kỷ lục là 55 độ C.
Kebili, Tunisia: Kebili có địa hình đặc biệt đến mức đạo diễn George Lucas từng quay “Chiến tranh giữa các vì sao” ở đây. Năm 1910, thời tiết ở Kebili đạt độ nóng kỷ lục là 55 độ C.
Dasht-e Lut, Iran: Trong tiếng Ba Tư, “Dasht-e Lut”có nghĩa là “Sa mạc trống không”, đây là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới. Có thời điểm nhiệt độ ở Dasht-e Lut lên tới con số khủng khiếp là 70,5 độ C.
Dasht-e Lut, Iran: Trong tiếng Ba Tư, “Dasht-e Lut”có nghĩa là “Sa mạc trống không”, đây là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới. Có thời điểm nhiệt độ ở Dasht-e Lut lên tới con số là 70,5 độ C.
Thung lũng Tử thần, Mỹ: Đúng như tên gọi của mình, thung lũng Tử thần rất nóng. Nằm ở sa mạc Mojave ở California, nhiệt độ cao nhất nơi đây là 56,7 độ C vào năm 1913.
Thung lũng Tử thần, Mỹ: Đúng như tên gọi, thung lũng Tử thần rất nóng. Nằm ở sa mạc Mojave ở California, nhiệt độ cao nhất nơi đây là 56,7 độ C vào năm 1913.
Ghadames, Libya: Dù chỉ là một thành phố nhỏ với khoảng 10.000 dân, nhiệt độ ở Ghadames lại đạt con số không nhỏ chút nào, nóng nhất là vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ kỷ lục ở đây là 55,05 độ C.
Ghadames, Libya: Là một thành phố nhỏ với khoảng 10.000 dân, Ghadames nóng nhất là vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ kỷ lục ở đây là 55,05 độ C.
Al’aziziah, Libya: Thị trấn nằm ở Tây Bắc Libya này thường xuyên phải chịu đựng cái nóng ngột ngạt, với nhiệt độ cao nhất lên tới 57,8 độ C vào ngày 13 tháng 9 năm 1922.
Al’aziziah, Libya: Thị trấn nằm ở Tây Bắc Libya này thường xuyên phải chịu đựng cái nóng ngột ngạt, với nhiệt độ cao nhất lên tới 57,8 độ C vào ngày 13/9/1922.
Wadi Halfa, Sudan: Nằm ở Bắc Sudan, Wadi Halfa không chỉ là một thành phố với lịch sử lâu đời và thú vị mà còn là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Vào tháng 4 năm 1967, nhiệt độ nơi đây tăng vọt lên 52,7 độ C.
Wadi Halfa, Sudan: Nằm ở Bắc Sudan, Wadi Halfa không chỉ là một thành phố với lịch sử lâu đời và thú vị, mà còn là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Vào tháng 4/1967, nhiệt độ nơi đây tăng vọt lên 52,7 độ C.

Những nơi hàng triệu năm không có mưa

Xương rồng không thể sống nổi, kim loại không thể oxy hóa vì thiếu nước ở các địa danh khô hạn nhất hành tinh.

Hoàng Linh

Ảnh: Lolwot

Bạn có thể quan tâm