Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 xe đua kỳ dị nhất mọi thời đại

Khi sự cạnh tranh trên đường đua ngày một quyết liệt và có thể cũng chỉ để nổi bần bật giữa dàn xe hao hao nhau, nhiều nhà thiết kế đã cho ra đời những mẫu xe đua có một không hai.

Giải đua Le Mans nổi tiếng đến độ nơi đây cũng trở thành sàn diễn của các nhà thiết kế tinh quái. Năm 2013, hãng độ SpeedyCop đã mang tới đây một chiếc xe tự chế với khung của Ford Festiva 1990 và thân xe Chevrolet Camaro đời 1999 nhưng với tư thế chổng ngược lên trời. Nhưng chính việc gánh theo cả bộ khung quá lớn và cả bộ lốp khá cồng kềnh chỉ để trang trí, chiếc xe đã về thứ 98 trong số 139 xe tham dự.
Giải đua Le Mans nổi tiếng đến độ nơi đây cũng trở thành sàn diễn của các nhà thiết kế tinh quái. Năm 2013, hãng độ SpeedyCop đã mang tới đây một chiếc xe tự chế với khung của Ford Festiva 1990 và thân xe Chevrolet Camaro đời 1999 nhưng với tư thế chổng ngược lên trời. Nhưng chính việc gánh theo cả bộ khung quá lớn và cả bộ lốp khá cồng kềnh chỉ để trang trí, chiếc xe đã về thứ 98 trong số 139 xe tham dự.
Đây là chiếc Rover-BRM tham dự Le Mans năm 1963 và 1965. Chiếc xe là sản phẩm hợp tác giữa Rover và BRM (British Racing Motors). Nó sẽ trở nên bình thường nếu không có thiết kế 2 hốc hút gió ở hai bên sườn và được trang bị động cơ tuốc bin khí thay vì động cơ đốt trong với xy-lanh và pít tong như các xe đua khác. Nhưng dẫu sao, vị trí thứ 10 tại giải năm 1965 cũng là một cái kết đẹp cho sự phá cách này.
Đây là chiếc Rover-BRM tham dự Le Mans năm 1963 và 1965. Chiếc xe là sản phẩm hợp tác giữa Rover và BRM (British Racing Motors). Nó sẽ trở nên bình thường nếu không có thiết kế 2 hốc hút gió ở hai bên sườn và được trang bị động cơ tuốc bin khí thay vì động cơ đốt trong với xy-lanh và pít tong như các xe đua khác. Nhưng dẫu sao, vị trí thứ 10 tại giải năm 1965 cũng là một cái kết đẹp cho sự phá cách này.
Tyrrell 012 là mẫu xe đua trông khá thông thường tại giải vô địch F1 1983 và 1984. Nhưng chính việc có thêm một cánh gió như chiếc Boomerang (mà sau đã trở thành tên của xe) làm nhiều người cảm thấy khó hiểu về tác dụng của nó đối với một chiếc xe đua cần ưu tiên về tốc độ.
Tyrrell 012 là mẫu xe đua trông khá thông thường tại giải vô địch F1 1983 và 1984. Nhưng chính việc có thêm một cánh gió như chiếc Boomerang (mà sau đã trở thành tên của xe) làm nhiều người cảm thấy khó hiểu về tác dụng của nó đối với một chiếc xe đua cần ưu tiên về tốc độ.
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, chiếc xe có tên Tàu ngầm vàng này đã trở nên quá nổi bật với màu vàng bảnh chọe và hình dáng “dị đừng hỏi”. Thân xe làm từ nhôm nhưng được khoác bộ áo vàng từ bột đồng, sơn mài. Vào thời điểm đó, chiếc xe có giá khá “chát” là <abbr class=15.000 USD. Trong 54 vòng đua mà nó tham gia, chiếc xe này đã 2 lần về thứ 2 và 2 lần về thứ 3." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_05_22/e3.jpg" />
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, chiếc xe có tên Tàu ngầm vàng này đã trở nên quá nổi bật với màu vàng bảnh chọe và hình dáng “dị đừng hỏi”. Thân xe làm từ nhôm nhưng được khoác bộ áo vàng từ bột đồng, sơn mài. Vào thời điểm đó, chiếc xe có giá khá “chát” là 15.000 USD. Trong 54 vòng đua mà nó tham gia, chiếc xe này đã 2 lần về thứ 2 và 2 lần về thứ 3.
Chiếc Brabham BT46 tham dự giải đua Công thức 1 năm 1978 tại Thụy Điển này đã tạo nên một làn sóng chỉ trích khá nặng nề vào thời điểm đó. Lý do là nhà thiết kế Gordon Murray đã bổ sung thêm một quạt gió ở phía sau với lý giải là để tản nhiệt. Song, nhiều người vẫn mặc định đây là một tiểu xảo để chiếc Brabham BT46 về nhất năm đó, qua mặt xe về thứ 2 tới 30 giây. Nhưng nó cũng chỉ xuất hiện trên đường đua đúng một năm vinh quang đó.
Chiếc Brabham BT46 tham dự giải đua Công thức 1 năm 1978 tại Thụy Điển này đã tạo nên một làn sóng chỉ trích khá nặng nề vào thời điểm đó. Lý do là nhà thiết kế Gordon Murray đã bổ sung thêm một quạt gió ở phía sau với lý giải là để tản nhiệt. Song, nhiều người vẫn mặc định đây là một tiểu xảo để chiếc Brabham BT46 về nhất năm đó, qua mặt xe về thứ 2 tới 30 giây. Nhưng nó cũng chỉ xuất hiện trên đường đua đúng một năm vinh quang đó.
Thoạt nhìn, không ít người chỉ nghĩ đây là mẫu xe được thiết kế dành riêng cho việc phá kỷ lục tốc độ để có tên trong sách Guinness. Song, chiếc DeltaWing của Nissan này đã góp mặt trong giải Le Mans năm 2012 nhưng đáng tiếc đã gặp tai nạn ở vòng thứ 75. Năm 2013, chiếc xe đua “dị” này quay trở lại nhưng gây thất vọng với việc về cuối cùng.
Thoạt nhìn, không ít người chỉ nghĩ đây là mẫu xe được thiết kế dành riêng cho việc phá kỷ lục tốc độ để có tên trong sách Guinness. Song, chiếc DeltaWing của Nissan này đã góp mặt trong giải Le Mans năm 2012 nhưng đáng tiếc đã gặp tai nạn ở vòng thứ 75. Năm 2013, chiếc xe đua “dị” này quay trở lại nhưng gây thất vọng với việc về cuối cùng.
Có lẽ đây sẽ là một trong những xe đua đáng nhớ nhất trong lịch sử. Mẫu Tyrrell P34 trở nên quá khác thường với các đối thủ với 6 bánh. Vào thời điểm mới ra mắt, hầu hết các xe đua F1 đều tập trung cải tiến đặc tính khí động học của xe. Và để giảm diện tích mặt cắt đứng, bớt sức cản không khí, các nhà thiết kế của Tyrrell đã thu nhỏ cặp lốp trước, thêm cặp lốp to bất thường phía sau. Phát kiến này khiến mỗi khi vào cua, xe dễ bị trượt bánh và tạo ra thêm nhiều lực cản không khí.
Có lẽ đây sẽ là một trong những xe đua đáng nhớ nhất trong lịch sử. Mẫu Tyrrell P34 trở nên quá khác thường với các đối thủ với 6 bánh. Vào thời điểm mới ra mắt, hầu hết các xe đua F1 đều tập trung cải tiến đặc tính khí động học của xe. Và để giảm diện tích mặt cắt đứng, bớt sức cản không khí, các nhà thiết kế của Tyrrell đã thu nhỏ cặp lốp trước, thêm cặp lốp to bất thường phía sau. Phát kiến này khiến mỗi khi vào cua, xe dễ bị trượt bánh và tạo ra thêm nhiều lực cản không khí.
Mercedes-Benz T80 được quảng cáo là sự sáng tạo tuyệt vời nhưng lại… không có cơ hội để chứng minh tuyệt vời đó! Nó được thiết kế để phá vỡ kỷ lục thế giới, song vào thời điểm ra đời năm 1939, Thế chiến thứ 2 đã nổ ra khiến nó chẳng mấy chốc được nghỉ ngơi trong bảo tàng. Những gì người hâm mộ được biết là nếu xe được đem ra thử, nó có thể đạt vận tốc ấn tượng là hơn 750km/h.
Mercedes-Benz T80 được quảng cáo là sự sáng tạo tuyệt vời nhưng lại… không có cơ hội để chứng minh tuyệt vời đó! Nó được thiết kế để phá vỡ kỷ lục thế giới, song vào thời điểm ra đời năm 1939, Thế chiến thứ 2 đã nổ ra khiến nó chẳng mấy chốc được nghỉ ngơi trong bảo tàng. Những gì người hâm mộ được biết là nếu xe được đem ra thử, nó có thể đạt vận tốc ấn tượng là hơn 750km/h.
Năm 1948, tại Indianapolis 500, chiếc xe 6 bánh Indy Car cũng trở thành cái tên thu hút sự chú ý của truyền thông và người hâm mộ tốc độ.
Năm 1948, tại Indianapolis 500, chiếc xe 6 bánh Indy Car cũng trở thành cái tên thu hút sự chú ý của truyền thông và người hâm mộ tốc độ.
Chaparral 2J cũng là một thử nghiệm khác thường khác của những nhà thiết kế muốn phá bỏ những gì được gọi là khuôn khổ trên các đường đua tốc độ. Giống như chiếc Brabham BT46 ở trên, nhưng Chaparral 2J còn chơi trội hơn khi sắm hẳn 2 chiếc quạt ở phía sau. Chính điều này khiến nó trở nên cồng kềnh và cũng chính thế mà nó cũng bị cấm tham dự mùa giải 1971.
Chaparral 2J cũng là một thử nghiệm khác thường khác của những nhà thiết kế muốn phá bỏ những gì được gọi là khuôn khổ trên các đường đua tốc độ. Giống như chiếc Brabham BT46 ở trên, nhưng Chaparral 2J còn chơi trội hơn khi sắm hẳn 2 chiếc quạt ở phía sau. Chính điều này khiến nó trở nên cồng kềnh và cũng chính thế mà nó cũng bị cấm tham dự mùa giải 1971.

http://otoxemay.songmoi.vn/the-thao/10-xe-dua-ky-di-nhat-moi-thoi-dai

Theo Sống mới

Bạn có thể quan tâm