Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

1/4 học sinh Nhật Bản bị táo bón vì nhịn đi vệ sinh tại trường

Theo khảo sát, 1/4 học sinh Nhật Bản bị táo bón vì nhịn dùng nhà vệ sinh xổm tại trường, Mainichi đưa tin.

Theo khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận Japan Toilet Labo trên 1.000 gia đình có con là học sinh tiểu học tại Nhật Bản, 1/3 nam sinh và gần 1/5 nữ sinh tiểu học không thể sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm ở nước này.

Cụ thể, 26,7% trẻ em cho biết không thể sử dụng nhà vệ sinh kiểu Nhật. Xét theo giới tính, 33,4% trẻ em trai và 18,9% trẻ em gái cho biết không thể sử dụng nhà vệ sinh kiểu Nhật. Tỷ lệ học sinh nam và nữ trả lời "có thể sử dụng nhưng không thoải mái" lần lượt là 47,1% và 55,3%. Tỷ lệ những người "không khó chịu" khi sử dụng nhà vệ sinh kiểu Nhật này là 19,5% đối với nam và 25,8% đối với nữ.

Hơn nữa, cuộc khảo sát cũng cho thấy 9,9% trẻ em tham gia bị táo bón và 10,2% bị tiền táo bón, chiếm hơn 20% nhóm khảo sát.

Theo định nghĩa của Japan Toilet Labo, trẻ em bị táo bón nếu có trên 2 triệu chứng, bị tiền táo bón nếu có một trong các triệu chứng sau: Đi đại tiện ít hơn 2 lần/tuần, chảy ra chất thải trên quần lót, chất thải cứng, đau đại tràng, chảy máu hoặc bài tiết làm nghẽn nhà vệ sinh.

nha ve sinh truong hoc anh 1

1/4 học sinh Nhật Bản bị táo bón vì nhịn dùng nhà vệ sinh xổm tại trường. Ảnh: Life where I'm from.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra mối tương quan giữa việc nhịn đi đại tiện và táo bón. Trong số những trẻ không bị táo bón, chỉ 4,7% "thường xuyên" và 33,1% "thỉnh thoảng" nhịn đi vệ sinh trong thời gian đi học, chiếm chưa đến 40% tổng số trẻ em nhóm này. Trong khi đó, tỷ lệ này trong nhóm trẻ bị táo bón là 38,4% trẻ "thường xuyên" và 43,4% "thỉnh thoảng" nhịn đi vệ sinh ở trường.

Lý do nhà trẻ không sử dụng hố xí xổm tại trường phổ biến nhất là "không muốn bạn bè biết" với 26,5%. Các lý do tiếp theo là "thấy không thoải mái" với 22,2%, "không kịp trong giờ ra chơi" với 22%, "bạn bè chế nhạo" với 15%. Các lý do xếp sau tiếp hầu như do yếu tố của nhà vệ sinh như "nhà vệ sinh bẩn" (12,9%), "nhà vệ sinh có mùi" (10,5%) và "nhà vệ sinh khó sử dụng" (9,1%).

Ông Atsushi Kato, Chủ tịch của Japan Toilet Labo, cho rằng hầu hết học sinh tiểu học ngày nay sử dụng nhà vệ sinh kiểu phương Tây ở nhà.

"Sự khác biệt giữa nhà vệ sinh ở nhà và ở trường có thể gây căng thẳng cho trẻ em", ông Kato giải thích.

Một cuộc khảo sát vào tháng 9/2020 của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho thấy chỉ 57% nhà vệ sinh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở tại quốc gia này là kiểu phương Tây. Tỷ lệ này tăng lên 13,7% vào năm 2016.

Các trường học nhận thức được rằng việc tăng số lượng nhà vệ sinh kiểu phương Tây là điều cần thiết. Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Giáo dục, khoảng 90% trường học ở Nhật Bản dự định lắp đặt nhiều nhà vệ sinh kiểu phương Tây hơn kiểu Nhật Bản. Bộ cũng đang thúc đẩy việc sử dụng nhà vệ sinh kiểu phương Tây bằng cách cung cấp tới 70 triệu yên (khoảng 495.000 USD, tương đương hơn 12 tỷ đồng)/năm cho công việc xây dựng thay thế nhà vệ sinh.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên

Ấn Độ dành thêm suất vào đại học cho người nghèo

Theo quyết định mới của Tòa án Tối cao Ấn Độ, những người yếu thế ở mọi tầng lớp có thể được ưu tiên vào đại học, Higher Education đưa tin.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm