Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

170 triệu bao cao su tiêu thụ tại Việt Nam kém chất lượng

Theo báo cáo của tổ chức tư vấn phát triển quốc tế Crown Agents có trụ sở ở Anh, 170 triệu bao cao su bán ở thị trường Việt Nam “không đạt tiêu chuẩn” hoặc bị rách thủng.

Hàng trăm ngàn bao cao su bán trên thị trường đều không đạt tiêu chuẩn. Chúng xé khá dễ dàng và không đảm bảo tính an toàn cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự tiến bộ.

Việt Nam từng là một quốc gia có thu nhập thấp, từng phải nhận nhiều viện trợ quốc tế từ các nguồn như Liên Hợp Quốc, ngân hàng phát triển Đức.

Thậm chí, 80% bao cao su trên thị trường cũng được tài trợ bởi các tổ chức nước ngoài, hoặc được nhận miễn phí hoặc chỉ phải nhập với số tiền thấp khoảng chưa tới 1.000 đồng/chiếc.

Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã trải qua một sự thay đổi đáng kể. Cải cách kinh tế đã và đang đưa người dân ra khỏi đói nghèo. Đến 2010, Việt Nam chuyển mình từ một nước thu nhập thấp lên quốc gia có mức thu nhập trung bình. GDP bình quân đầu người hiện nay khoảng 2.000 USD. Điều này có nghĩa, Việt Nam đã vượt qua ranh giới để tiếp tục nhận mức hỗ trợ cao như trước.

Hiện nay, Bộ y tế đã đưa ra phương pháp mới trong việc phân phối bao cao su, sử dụng thị trường tự do.

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, hiện nay, khoảng 15% nguồn cung cấp bao cao su là các đơn vị công lập, khoảng 85% còn lại do doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm.

Sự thay đổi cách thức phân phối bao cao su là bằng chứng cho một thực trạng đang diễn ra trên thế giới. Những nước nghèo vẫn thường phụ thuộc vào các nhà tài trợ nước ngoài. Các nhà phê bình cho rằng xin trợ cấp không thể là biện pháp lâu dài, tự túc là hướng đi chính phủ cần phải giải quyết.

Arthur Erken, Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ USAID tại Châu Á và Thái Bình Dương nói: “Ít phụ thuộc sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp”.

Theo báo cáo của tổ chức tư vấn phát triển Crown Agents, Anh, 170 triệu bao cao su nhập khẩu và bán ở thị trường Việt Nam “không đạt tiêu chuẩn” hoặc bị rách thủng.

Khi Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ USAID được phép mua lại và phân phối bao cao su, chất lượng bao cao su được nâng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ông Erken cho biết đến nay, thị trường bao cao su ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, đây là tín hiệu đáng mừng, cho hay.

Để giải quyết vấn đề hỗn loạn ở thị trường bao cao su Việt Nam, ông Kimberly Green, Giám đốc chương trình sáng kiến thị trường y tế, cho rằng cần kết nối các khâu từ sản xuất, vận chuyển, phân phối, đến kinh doanh, kiểm soát chất lượng và tiếp thị mà hiện nay đây vẫn là một quá trình rất rời rạc.

Erken khẳng định: “Để thành công ở thị trường Việt Nam cần một khoảng thời gian dài. Nó cần có điều chỉnh đúng đắn”.

Trong khi đó, những thay đổi ở Việt Nam đã xuất hiện từ kỷ nguyên mới này. Ví như chuyện người ta đã bắt đầu cởi mở hơn trong việc nói, đề cập về bao cao su.

Ông Phạm Công Nguyên, CEO của nhà sản xuất bao cao su Medevice 3S cho biết: “Việc mua bao cao su hiện nay cũng giống như những mặt hàng cơ bản khác. Khác với trước đây, nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng bán bao cao su trên đường phố”.

http://infonet.vn/170-trieu-bao-cao-su-tieu-thu-tai-viet-nam-kem-chat-luong-post167424.info

Theo Hoàng Dung/Báo Infonet

Bạn có thể quan tâm