Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

18 tuổi, động cái gì con cũng 'Mẹ ơi!'

Tôi có một cháu trai vừa học xong học lớp 12. Khi có dịp được tiếp xúc kỹ hơn với cháu và các bạn, tôi mới vỡ ra rằng chúng đều “yếu”, “thiếu” kỹ năng sống.

Sau cả năm học hành thi cử vất vả, cháu có ý xin phép tôi được mời nhóm bạn thân học cùng lớp với cháu về nhà mình tổ chức vui chơi và nấu một vài món đãi các bạn. 

Tôi đồng ý nhưng cũng nói để cháu biết hôm đó, tôi có việc bận chỉ có thể mua thực phẩm, gia vị giúp cháu chứ không thể ở nhà làm thức ăn được. Con trai tôi nói: “Mẹ yên tâm, trong đám bạn con mời có đến 5 bạn nữ cơ, chúng nó sẽ làm được!”.

Tôi liền nói con liên hệ với các bạn xem muốn ăn gì thì đăng ký thực đơn để mẹ đi chợ. Ngay chiều hôm đó, tôi đã có thực đơn gồm cá viên chiên, sườn heo nấu cà ri ăn với bánh mì và một ít hoa quả tráng miệng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ.
Ảnh minh hoạ.

'Tuổi 17-18 bây giờ toàn ôm váy mẹ, nhìn phát chán'

"Ipad i biếc không chỉ cũng biết. Đi chơi không bao giờ lạc, không cần ba mẹ theo, cấm vẫn đi. Đi thi thì sợ lạc" - bạn Chán Òm bức xúc khi nói về tuổi 17-18 bây giờ.

Hôm sau, tôi dậy từ sáng sớm để đi chợ giúp con. Thực đơn cũng rất đơn giản, cá viên chiên thì mua sẵn hàng đông lạnh, sợ các cháu không biết cách làm món cà ri nên tôi làm sẵn, nêm ướp xong xuôi đâu vào đó rồi mới đi. Trước khi đi, tôi còn dặn dò con cẩn thận về cách chiên cá viên như thế nào, nấu cà ri trong bao lâu cho thấm mới đổ nước vào…

Nhưng suốt buổi sáng hôm đó, tôi không thể tập trung làm việc được vì điện thoại gọi réo rắt, lúc thì “Mẹ ơi, chiên cá độ bao nhiêu phút mới chín?”, vài phút sau lại gọi “Mẹ ơi, khi nào bỏ khoai tây, cà rốt vào nồi cà ri?”, “Nước cốt dừa sử dụng sao hả mẹ?”…

Tôi bực mình quá cáu lên: “Đừng gọi cho mẹ nữa, mẹ đang bận việc. Thế mấy đứa bạn gái không đứa nào đến sao?”. Ở đầu bên kia tôi nghe con trả lời: “Các bạn ấy có đến đủ cả nhưng không bạn nào biết nấu ăn”.

Đến lúc này. tôi mới vỡ ra một điều: con tôi và các bạn của nó đều “yếu” và “thiếu” kỹ năng sống.

Nguyên nhân, ở gia đình cha mẹ thường dành hết các công việc lớn, nhỏ chỉ chú trọng làm sao tạo mọi điều kiện để con học tập, có nhiều thành tích cao, mai này đỗ đạt có công danh sự nghiệp và cứ nghĩ như vậy là hết lòng vì con. Ở trường, do áp lực về chất lượng, nhà trường chỉ chú trọng các môn văn hóa, còn việc tạo sân chơi, giáo dục kỹ năng cho học sinh chưa quan tâm đúng mực.

Hơn nữa, mỗi gia đình Việt Nam hiện nay chỉ có một đến hai con, nên trẻ được bao bọc nuông chiều thái quá... Nhiều trẻ sắp bước vào giảng đường ĐH, bước vào một cuộc sống mới hoàn toàn tự lập nhưng “hành trang” mang theo ngoài điểm số cao, kiến thức về cuộc sống xung quanh hầu như không có.

Các bậc cha mẹ khi ngồi tâm sự với nhau đều có chung một lo lắng nghe ra thì rất buồn cười: lo con mình chưa bao giờ biết giặt đồ, chưa bao giờ vào bếp nấu ăn, chưa từng đi chợ mua thực phẩm… liệu đi học xa gia đình thì biết xoay xở ra sao?

Tôi rất băn khoăn chỉ còn vài tháng nữa cháu sẽ đi học xa gia đình, mà hình thành kỹ năng sống tự lập cho con phải uốn nắn từ bé, nhưng tôi đã không chú ý từ lâu, bây giờ mới bắt đầu liệu có quá muộn?

Dân mạng tranh cãi '50 triệu đồng có đủ để cưới vợ?'

Chia sẻ của một cô gái về chi phí đám cưới hiện gây chú ý trên mạng. Theo đó, nhiều người cho rằng, tình cảm chân thành mới là điều quan trọng nhất trong hôn nhân.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/250557/18-tuoi--dong-cai-gi-con-cung--me-oi--.html

Theo Hoàng Thịnh/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm