Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

20 tuổi chưa bao giờ xuất hiện 'đèn đỏ'

Đến các bệnh viện phụ sản mới thấy hết những trái ngang của tạo hóa. Ít ai nghĩ, trong cuộc sống vẫn còn có những cô gái đang tuyệt vọng vì khiếm khuyết cái gọi là đàn bà.

“Cô bé” mãi mãi tuổi 12

H.M.H. (20 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) cùng mẹ đến gặp bác sĩ sản khoa vì cô gái này đã đến tuổi trưởng thành nhưng “vùng kín” vẫn thiếu nhi và chưa xuất hiện “đèn đỏ”. Cứ nghĩ con gái dậy thì muộn là chuyện bình thường nên mẹ cô không mấy quan tâm. Đến khi thấy bạn bè cùng lứa ở làng có đứa đã lấy chồng sinh con mà con mình vẫn như đứa trẻ, mẹ H. mới đưa con đi khám. Sau khi nghe bác sĩ nói H. bị tử cung nhi tính, không có khả năng mang thai và sinh con, cả hai mẹ con đều sốc.

Một cô gái có khuôn mặt khá xinh xắn bước ra từ phòng khám ngồi thụp xuống ghế khóc nức nở. Chị cô gái đi cùng cũng nước mắt giàn giụa. Hỏi ra mới biết, cô gái đó đã 23 tuổi nhưng chưa một lần “đèn đỏ”. Có anh theo đuổi đã 2 năm nhưng không dám nhận lời. Cô gái quyết nhờ cậy đến bác sĩ để tìm ra câu trả lời vì sao mình không được làm đàn bà. Và lời kết luận "không có tử cung" của bác sĩ như sét đánh ngang tai.

“Em ấy chỉ mong muốn được là một người phụ nữ bình thường mà cũng không được. Số phận thật trớ trêu! Thương em mà không có cách nào để giúp…”, người chị than thở.

Không có tử cung, "vô mao" là những nỗi đau khổ mà không ít chị em phải chịu đựng. 

Theo các bác sĩ BV Phụ sản trung ương, nhiều cô gái đã qua tuổi dậy thì, thậm chí đến 20, 22 tuổi vẫn không thấy có kinh nguyệt mới đi khám. Lúc đó mới phát hiện không có tử cung, tử cung nhi tính, không có vòi trứng hay hai âm đạo, dị tật sinh dục bẩm sinh… Những trường hợp này đều không thể mang thai, sinh con và đến thời điểm này y học vẫn bó tay.

Bi kịch gia đình chỉ tại “vô mao”

Yêu nhau từ năm thứ 3 đại học, ra trường, ổn định việc làm, K. và Đ. đã đi đến hôn nhân. Dù yêu nhau khá lâu nhưng Đ. vẫn cố gắng giữ gìn sự trong trắng cho K. tới đêm tân hôn. Đêm động phòng, Đ. choáng váng khi phát hiện “chỗ kín” của K. không có “vi-ô-lông”. Những ngày sau đó, Đ. luôn lảng tránh vợ và 3 tháng sau Đ. chủ động nói lời chia tay với lý do là, nhà vô phúc mới lấy phải người đàn bà “vô mao”.

Th. biết người yêu có "cô bé đất trống, đồi trọc” song không coi trọng khiếm khuyết đó mà vẫn làm đám cưới. Nhưng sau khi lấy vợ, Th. bị tai nạn xe máy gãy chân phải phẫu thuật, rồi công việc làm ăn khó khăn, Th. đã không ngần ngại đổ lỗi tại vợ “vô mao”. Tủi nhục, vợ Th. đã quyết định ly hôn để giải thoát cho cả hai.

Cho đến bây giờ, vẫn không ít người có quan niệm rằng, không có lông vùng sinh dục là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh. Cay độc hơn là những lời đồn đại rằng lấy người phụ nữ vô mao đàn ông có thể chết bất đắc kỳ tử… Ác cảm này đã khiến nhiều người phụ nữ không may mắn phải sống trong đau khổ. Đây là những điều phản khoa học là vô căn cứ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến người phụ nữ có biểu hiện không có lông mu là do chủng tộc, đặc tính di truyền và yếu tố nội tiết. Ngày nay, y học có thể điều chỉnh và chữa trị thành công chứng rối loạn tuyến nội tiết. Cho nên khi phát hiện bị bệnh, chị em nên thăm khám sớm để chẩn đoán điều trị. Các bác sĩ sản khoa khẳng định, chưa có bằng chứng khoa học nào nói “cô bé” không có lông ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng có con. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, con gái khi đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) mà không thấy lông mu phát triển thì nên thăm khám sớm để chẩn đoán điều trị bệnh. Y học có thể điều chỉnh và chữa trị thành công chứng rối loạn tuyến nội tiết và mang lại “vẻ đẹp” bình thường cho “cô bé”, hạnh phúc cho chị em.

Quan niệm “vô mao” theo y khoa
1. Phụ nữ không có lông mu mà vẫn có kinh nguyệt: Đời sống tình dục bình thường như tất cả những phụ nữ khác. Chức năng sinh sản bình thường, có thể thụ thai, sinh con…

2. Phụ nữ không có lông mu và không có kinh nguyệt: Đời sống tình dục bình thường, tuy nhiên ít ham muốn hơn so với những phụ nữ khác. Những phụ nữ này không thể sinh con do hội chứng bệnh lý, rối loạn chức năng nội tiết tố…

Tử cung nhi tính là một thuật ngữ để chỉ những phụ nữ trong độ tuổi 16-45 có bất thường về kinh nguyệt và khả năng thụ thai. Cách xác định chủ yếu dựa vào sự đo đạc đường kính trước sau của tử cung trên siêu âm có chỉ số dưới 30mm, cùng với đi kèm vô kinh hay thiểu kinh. Bình thường ở những bé gái khi đến tuổi dậy thì, dưới vai trò của nội tiết tố nữ đã giúp cho hệ sinh dục phát triển lớn lên, trở thành người phụ nữ, đặc biệt là tử cung, đây là cơ quan tạo ra kinh nguyệt, giúp cho trứng thụ tinh làm tổ hình thành lên thai nhi và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Để đạt được chức năng trên, hình thể tử cung cho phép có kích thước đường kính trước sau từ 35 - 45mm. Hình thể tử cung lớn lên được là nhờ vai trò của nội tiếp tố estrogen và progesterone đồng thời cũng tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Một lý do nào đó mà estrogen và progesterone không có mặt trong cơ thể của người phụ nữ thì khả năng giúp cho sự phát triển của tử cung không lớn lên được do đó tử cung rất nhỏ như là còn giai đoạn bé gái. Hoặc một nguyên nhân bé gái sinh ra mà có sự khiếm khuyết tử cung. 

 

http://laodong.com.vn/suc-khoe/20-tuoi-chua-bao-gio-xuat-hien-den-do-288534.bld

Theo Ngọc Phương/Báo Lao Động

Bạn có thể quan tâm