Tình huống giả định, trận động đất 8,8 độ richter xảy ra ở Philippines gây sóng thần cao 6 - 8 m tấn công vùng biển Quảng Ngãi khiến 300 người chết, mất tích.
Sáng 17/9, hơn 2.000 cảnh sát, quân đội, đội ngũ y, bác sĩ cùng người dân, học sinh TP Quảng Ngãi tham gia diễn tập ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn năm 2016. Cán bộ chiến sĩ quân đội, biên phòng dùng bộ đàm điều khiển diễn tập ứng phó sóng thần ở Sở chỉ huy trên đồi núi Ngang (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi).
Tình huống giả định, sáng 17/9, trận động đất có cường độ 8,8 độ richter xảy ra phía tây đảo Luzon (Philippines) gây ra nhiều đợt sóng thần cao từ 6 đến 8 m tấn công vùng ven biển TP Quảng Ngãi. Ngay sau khi nhận thông tin cảnh báo sóng thần, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, lãnh đạo TP Quảng Ngãi cùng các ngành, địa phương triển khai ngay kế hoạch ứng phó và sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Thời điểm này, các phương tiện thông tin, lực lượng dân quân tự vệ phát tin cảnh báo sóng thần; đồng thời kêu gọi, hướng dẫn, sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tình huống giả định, lúc xảy ra sóng thần, đa số thanh niên làng chài đã đi làm nên sơ tán lánh nạn chủ yếu là người già và trẻ em. Do tâm lý hoảng loạn, nhiều người vấp ngã bị thương. Người mạnh dìu người yếu sơ tán đến khu vực núi Ngang tránh sóng thần.
Người dân lùa bò lên núi cao tránh sóng thần. Theo Ban tổ chức, TP Quảng Ngãi nằm trong vùng duyên hải miền Trung, cách tâm chấn ở vùng biển Thái Bình Dương không xa- nơi thường xuyên bị biến động cơ cấu địa tầng vỏ trái đất kéo theo hiệu ứng nguy cơ xảy ra sóng thần.
Hàng trăm học sinh học tập ở trường cũng được sơ tán lên núi lánh nạn.
Người lớn ôm con nhỏ chạy lên núi tránh sóng thần.
Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ kêu gọi ngư dân đưa tàu thuyền tránh nguy hiểm.
Trong lúc chạy về bờ, hai tàu cá hỏng máy và 12 ngư dân gặp nạn ở phía Đông Cửa Đại kêu cứu. Lực lượng cứu hộ nhanh chóng đưa ca nô, xuồng máy đến hiện trường ứng cứu, kịp thời đưa các ngư dân gặp nạn về bờ.
Các chiến sĩ cùng nhân viên y tế dùng cáng thương khiêng ngư dân bị thương về lán trại dã chiến sơ cấp cứu.
Các y, bác sĩ băng bó vết thương cho ngư dân gặp nạn.Tình huống giả định, sóng thần tràn sâu vào bờ gây ngập sâu có vùng đến 6 m. Thống kê sơ bộ, sóng thần làm chết, mất tích khoảng 300 người, 150 người bị thương, gần 500 ngôi nhà bị nhấn chìm, 50 tàu cá mất tích, đường sá, trường học...hư hỏng nặng.
Tại buổi lễ diễn tập, ông Phạm Tấn Hoàng, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi nhấn mạnh cuộc diễn tập ứng phó sóng thần lần này nhằm hoàn thiện hệ thống tiếp nhận, xử lý truyền phát tin thông báo, cảnh báo, báo động sóng thần; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn.
Đây là dịp kiểm tra, đánh giá khả năng huy động sức mạnh tổng hợp theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó với tình huống sóng thần xảy ra.
Sau diễn tập, cơ quan chức năng TP Quảng Ngãi đã kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó sóng thần, tìm kiếm cứu nạn sát thực tế, ứng phó kịp thời với các tình huống. Cuộc diễn tập là dịp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân chủ động phòng tránh, ứng phó khi sóng thần xảy ra.
"Trận động đất, sóng thần ở Chile không gây nguy hiểm tới bờ biển Việt Nam cũng như Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa", tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương khẳng định.
Một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter xảy ra ở Papua New Guinea sáng 5/5, dự báo sóng thần có thể xảy ra trong bán kính 300 km, ảnh hưởng đến Indonesia và Australia.
Hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia.