Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

26 kỳ quan của Mỹ ra sao khi ông Trump rút khỏi UNESCO?

Mỹ đang tự tước tiếng nói của mình cũng như sự công nhận di sản của quốc gia tại UNESCO, chuyên gia nhận định.

Một con hải dương tại Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea của Mỹ được UNESCO công nhận năm 2010. Ảnh: James Watt/NOAA.

Ngày 22/7, Chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ một lần nữa rút khỏi UNESCO. Đây là cơ quan văn hóa của Liên hợp quốc, đơn vị chuyên bảo tồn các di sản thế giới và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết quyết định rút khỏi UNESCO dựa trên 2 lý do.

Một, UNESCO đã ủng hộ "các mục tiêu xã hội và văn hóa gây chia rẽ", bao gồm quyết định công nhận Palestine là quốc gia thành viên năm 2011.

Hai, mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, một phần của chương trình nghị sự toàn cầu hóa, mang tính ý thức hệ về phát triển quốc tế, đang đi ngược lại với chính sách đối ngoại của Mỹ.

Tuy nhiên, Alexey Borisov, trưởng phòng UNESCO tại Đại học MGIMO kiêm phó chủ tịch Liên đoàn các hiệp hội Liên hợp quốc thế giới, cho biết Mỹ không thể rời khỏi UNESCO, mà chỉ tạm dừng tư cách thành viên và ngừng đóng hội phí.

My rut khoi UNESCO anh 1

Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii (Mỹ) được UNESCO công nhận năm 1987. Ảnh: UNESCO.

Cũng theo chuyên gia, động thái này của Mỹ đồng nghĩa với việc "giảm bớt các hoạt động giao lưu văn hóa, cơ hội bảo tồn các di sản lịch sử và giá trị văn hóa, trước hết là trên lãnh thổ nước này", bao gồm danh sách 26 địa điểm Di sản Thế giới của Mỹ được UNESCO công nhận (13 địa danh văn hóa, 12 địa danh thiên nhiên và 1 công trình kết hợp văn hóa và tự nhiên).

"Mỹ đang tự tước đi tiếng nói của mình trong tổ chức. Điều này thật ‘đáng chê trách', đặc biệt UNESCO sắp kỷ niệm 80 năm thành lập trong năm nay", vị chuyên gia nói với Tass, hãng thông tấn lâu đời của Nga.

Quyết định rút tài trợ và sự tham gia của Mỹ khỏi UNESCO đã được dự đoán từ trước. Bởi chính quyền Trump đã cắt đứt quan hệ với một số tổ chức quốc tế khác, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, và đã rút khỏi các thỏa thuận toàn cầu như Hiệp định khí hậu Paris.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Trump cũng đã rút khỏi UNESCO với lý do sự tham gia của Mỹ không vì lợi ích quốc gia và cơ quan này cổ súy cho những phát ngôn chống Israel, theo Time.

Sau đó, Chính quyền Biden đã tái gia nhập UNESCO vào năm 2023 vì lo ngại sự vắng mặt của Mỹ tạo điều kiện cho Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh chiến lược khác giành sức ảnh hưởng lên các tiêu chuẩn toàn cầu do UNESCO đặt ra.

Việc Mỹ rút lui sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2026. Điều này dự kiến sẽ gây ra một đòn giáng mạnh về mặt tài chính và biểu tượng cho cơ quan có trụ sở tại Paris (Pháp) này.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

Phí 'toàn vẹn thị thực' giá 250 USD của Mỹ là gì?

Du khách đến Mỹ theo dạng không định cư buộc đóng thêm khoản phí ít nhất là 250 USD trong năm tài chính 2025. Nếu muốn hoàn trả, du khách phải đảm bảo một số điều kiện.

Tuyến đường bộ vĩ đại xuyên ngang nước Mỹ

Đường cao tốc 66 (Route 66) thu hút du khách và trở thành tính biểu tượng của nước Mỹ trong gần 100 năm qua.

Tường Vi

Bạn có thể quan tâm