![]() |
Phiên toà xét xử Đương và Dĩ. |
Ngày 28/3, TAND tỉnh Bạc Liêu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự "Mua bán người dưới 16 tuổi", với bị cáo: Lê Minh Đương (SN 1991, ngụ thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Dĩ (SN 1994, ngụ huyện Bến Cầu, Tây Ninh).
Theo cáo trạng, L.V.P. (SN 2008, ngụ huyện Phước Long, Bạc Liêu) làm thuê tại Campuchia, đã sử dụng mạng xã hội nhắn tin dụ dỗ L.H.T. (SN 2008, ngụ cùng huyện) sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", và T đồng ý.
Tháng 12/2023, L.V.P. liên hệ Lê Minh Đương thuê xe đến đón cháu T. rồi đưa lên cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để sang Campuchia (thời điểm này cháu T. chưa đủ 16 tuổi). Sau đó, Đương bỏ 2 triệu đồng thuê Nguyễn Văn Dĩ đưa T. sang Campuchia.
Sau khi đón T. ở địa điểm hẹn bên Campuchia, Dĩ chở T. giao cho một người khác và nhận 6,5 triệu đồng.
Sau đó, gia đình cháu T đến công an trình báo sự việc cháu bị dụ dỗ sang Campuchia lao động.
Một ngày sau khi nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Phước Long kiểm tra nhà trọ ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, phát hiện Lê Minh Đương, Nguyễn Văn Dĩ thuê phòng tại đây và tiến hành bắt giữ. Tới nay em T. vẫn chưa được đưa về Việt Nam.
Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, chỉ vì muốn có tiền tiêu xài đã bất chấp pháp luật, đạo đức xã hội, xem con người như món hàng hoá để đem mua - bán, chuyển giao cho người khác; xâm phạm đến quyền con người, gây tâm lý hoang mang trong nội bộ quần chúng nhân dân.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lê Minh Đương và Nguyễn Văn Dĩ mỗi bị cáo 13 năm tù, cùng về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi”.
Được biết, bị cáo Nguyễn Văn Dĩ trước đó đã bị TAND tỉnh Tây Ninh xử phạt 8 năm tù về tội “Buôn lậu” và chấp hành xong hình phạt ngày 7/5/2021, chưa được xóa án tích.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.
Từ sào huyệt lừa đảo ở Campuchia: Lời khai 'khách rơi, giết khách'
Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, cho biết ông rất buồn khi chính người Việt Nam sang Campuchia, sau đó bằng các thủ đoạn để lừa chính đồng bào mình.
Đại tá công an kể 5 giờ đột kích sào huyệt lừa đảo trên đất Campuchia
Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, chia sẻ về khó khăn trong việc bóc gỡ đường dây tội phạm xuyên quốc gia và phút nín thở đột kích sào huyệt ở Campuchia.
Cuộc hội ngộ bất ngờ của người đàn ông lưu lạc hơn 30 năm ở Campuchia
Người đàn ông ở Hà Tĩnh sang Campuchia mưu sinh rồi mất liên lạc suốt hàng chục năm qua. Sau 30 năm lưu lạc ở xứ người, ông vừa được một thanh niên tốt bụng hỗ trợ đưa về nước.