The Straits Times đưa tin, 26 chiếc tàu điện ngầm trên được sản xuất bởi công ty cổ phần đường sắt Trung Quốc Qingdao Sifang Locomotive & Rolling Stock Company và Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản. Hai công ty này đã giành hợp đồng để được cung cấp 22 đoàn tàu (gồm 6 toa) cho các tuyến Bắc-Nam và Đông-Tây trong năm 2009 với mức giá 368 triệu USD.
Giám đốc điều hành hãng đường sắt SMRT Trains của Singapore, ông Lee Ling Wee, cho hay: "Các kỹ sư của chúng tôi đã phát hiện ra 26 trong 35 tàu cao tốc cung cấp bởi các nhà sản xuất có vết nứt bên trong phần kết nối thân xe với giá chuyển hướng".
Sự cố này có thể làm giảm tiêu chuẩn tin cậy của Singapore. Ảnh: Straitstimes |
Ông cho biết thêm, những tàu cao tốc này được chuyển tới Singapore và bắt đầu được sử dụng từ năm 2013. "Kể từ khi phát hiện, chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Cơ quan Giao thông vận tải và các nhà sản xuất Trung Quốc để xử lý vấn đề", ông Lee nói.
Ông Lee cũng cho hay: "Nếu phát hiện có sai sót, chúng tôi sẽ gửi trả lại những tàu này để bảo hành theo hợp đồng đến năm 2023."
Ông Lee nói thêm rằng phía Singapore luôn thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn cho hành khách.
Tờ The Straits Times cho biết sự cố này có thể làm chậm lại kế hoạch nâng cấp dịch vụ đường sắt và tiêu chuẩn tin cậy của Singapore.
Theo báo cáo của cổng thông tin trực tuyến FactWire, một số tàu có cửa sổ bị vỡ nhiều lần. Vào năm 2011, một bộ pin cung cấp điện do Trung Quốc sản xuất thậm chí đã phát nổ trong khi sửa chữa.
Dù không có trường hợp nào bị thương, song CSR Sifang đã thay thế toàn bộ số pin này bằng pin sản xuất từ Đức có chất lượng tốt hơn. Số pin này sẽ cung cấp điện cho hệ thống đèn chiếu sáng và quạt thông gió trên tàu.
Kawasaki Heavy Industries - công ty điều phối quá trình cung cấp các chuyến tàu tới CSR Sifang hiện vẫn chưa có bình luận về các thông tin trên.
Công ty thực hiện đơn đặt hàng cung cấp tàu từ các nhà sản xuất cũng giữ im lặng.