Kiến trúc được xem là ngành học không lỗi thời. Đây cũng là lựa chọn của nhiều người trẻ bởi triển vọng nghề nghiệp tươi sáng, thu nhập ổn định, cơ hội khám phá các vùng đất mới. Tuy nhiên, những điều này chưa đủ để nói về ngành Kiến trúc.
Nếu chọn gắn bó với ngành học này, bạn cần tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp cũng như chuẩn bị hành trang cần thiết.
Ngành học và cơ hội nghề nghiệp
Mỗi công trình, tòa nhà, công viên hay cây cầu… đều được định hình từ khối óc, đôi tay tài hoa của kiến trúc sư. Và kiến trúc là ngành học đào tạo những “nhà toán học mang tâm hồn nghệ sĩ” này.
Ngành Kiến trúc trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như công tác quy hoạch - thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc… Ngoài ra, sinh viên được phát triển kỹ năng chuyên môn như quan sát, thực hành thông qua sử dụng công cụ, phần mềm chuyên dụng để thực hiện ý tưởng, nắm bắt tâm lý khách hàng…
Ngành Kiến trúc có triển vọng nghề nghiệp rộng mở. |
Sau khi tốt nghiệp, tùy chuyên ngành cũng như đam mê, cử nhân ngành Kiến trúc có thể trở thành kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư nội thất, kiến trúc sư cảnh quan. Họ có thể đảm nhận vẽ 3D, phối cảnh hoặc triển khai cấu tạo… và nhận được mức lương mong muốn, phụ thuộc năng lực cùng nhu cầu của cá nhân. Thực tế, những kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm, làm việc trong lĩnh vực đặc thù có thể nhận mức lương vài chục triệu (thậm chí gấp nhiều lần).
Ngành Kiến trúc trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật. |
Đam mê là thiết yếu
Dù mức lương và triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn, công việc của kiến trúc sư không chỉ toàn “màu hồng”. Để trở thành kiến trúc sư, nỗ lực kiến tạo thế giới và làm đẹp cho đời, bạn cần chuẩn bị nhiều khía cạnh - không chỉ kiến thức, kỹ năng mà cả tinh thần và ý chí vững vàng.
Học kiến trúc không chỉ có vẽ vời. Thực tế, đây là ngành học khó, với khối lượng bài vở và kiến thức lớn, sinh viên dễ gặp căng thẳng trong quá trình học tập.
Do đó, bên cạnh năng khiếu hội họa, nếu muốn theo học ngành Kiến trúc, bạn trẻ cần đam mê và quyết tâm đủ lớn. Chỉ khi có đam mê và sự nỗ lực, bạn mới có sức mạnh để vượt qua khó khăn và áp lực trong quá trình học, cầm trên tay tấm bằng giá trị.
Để theo đuổi ngành Kiến trúc, sinh viên cần nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. |
Tinh thần không ngừng sáng tạo và học hỏi
Kiến trúc là ngành học đặc thù, nằm giữa hai lĩnh vực: Nghệ thuật và kỹ thuật. Theo đó, kiến trúc sư cần chính xác trong từng phép tính, đồng thời có óc thẩm mỹ cao để thiết kế sản phẩm thỏa mãn nhiều yếu tố - từ đẹp, an toàn, đáp ứng công năng đến phù hợp nhu cầu người sử dụng.
Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ và xã hội, kiến trúc sư phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chấp nhận thất bại, sẵn sàng thay đổi để bắt kịp xu hướng mới.
Kiến trúc sư cần tinh thần học hỏi, sáng tạo để tiếp cận xu hướng mới. |
Với sinh viên theo học ngành Kiến trúc, năng khiếu mỹ thuật, kỹ năng vẽ rất cần thiết. Ngoài ra, sinh viên cần chọn môi trường học tập năng động, hiện đại, khơi dậy niềm hứng thú học tập để có thể phát huy năng lực tiềm ẩn.
Hiện nay, Đại học Phương Đông là một trong những cơ sở giảng dạy ngành Kiến trúc uy tín, chất lượng và được đánh giá tốt. Sinh viên theo học ngành Kiến trúc tại Đại học Phương Đông vừa được đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm thiết yếu, vừa được giảng viên giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm truyền “lửa” nghề nghiệp.
Sinh viên Kiến trúc cần môi trường học tập năng động để phát triển mọi kỹ năng. |
Nếu yêu thích ngành Kiến trúc, mong muốn trở thành kiến trúc sư trong tương lai, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký thi vẽ Mỹ thuật tại Đại học Phương Đông. Với đợt tuyển sinh này, trường xét tuyển 3 chuyên ngành: Kiến trúc công trình, Kiến trúc nội thất và Kiến trúc Phương Đông. Lịch thi đợt một vào 16/6, đợt hai là 9/9.
Độc giả tham khảo cuộc thi “Vẽ lối vào ngành Kiến trúc cùng Đại học Phương Đông” tại đây.
Với ngành Kiến trúc, Đại học Phương Đông thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học thuật cùng kiến trúc sư/nhà thiết kế nổi tiếng trong nước và quốc tế, giúp sinh viên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, phát triển bản thân. Sau tốt nghiệp, sinh viên được các giảng viên (có nhiều năm tu nghiệp ở nước ngoài) tư vấn lựa chọn công việc đúng chuyên ngành hoặc tiếp tục học lên bậc thạc sĩ trong và ngoài nước.