Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 lần vượt ngục thành công của tên cướp nhà băng Mỹ

Dillinger bỏ túi 300.000 USD từ 24 vụ cướp nhà băng, tấn công đồn cảnh sát, vượt ngục 3 lần và cướp đi sinh mạng của 10 người.

Những năm 1930, người dân Mỹ gần như bất lực với những tên tội phạm tàn nhẫn, thoả sức lộng hành ngoài vòng pháp luật. John Herbert Dillinger được mệnh danh là “kẻ thù số một của nước Mỹ”, dựng nên “Thời đại Gangster” và đảo lộn an ninh xứ cờ hoa.

Giúp 'đồng đội' đào tẩu

Ngày 22/5/1933, John Dillinger được đặc xá vì “có tinh thần cải tạo tốt” sau 8 năm ngồi tù vì trộm ôtô.

Nhung vu vuot nguc ngoan muc anh 1

Chân dung tên cướp khét tiếng John Dillinger. Ảnh: FBI.

Sau khi ra tù, Dillinger nhanh chóng kết giao với nhiều thành phần máu mặt trong giới tội phạm ngân hàng như Harry "Pete" Pierpont, Charles Makley… Đây chính là những “người thầy” dạy kẻ từng tội phạm về nghệ thuật trộm nhà băng.

Ngày 21/6/1933, băng nhóm Dillinger thực hiện phi vụ đầu tiên, lấy đi 10.000 USD từ Ngân hàng Quốc gia New Carlisle.

Đây là khởi đầu cho những cuộc tấn công gây khiếp sợ giới nhà giàu, khiến Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đau đầu. Cảnh sát phải mở cuộc điều tra sâu rộng và bắt giữ nhóm tội phạm sau nhiều ngày truy quét vất vả.

Trước đó, nhóm điều phát hiện tập tài liệu lên kế hoạch đào tẩu tại nơi ẩn náu của Dillinger. Khi bị tra hỏi, tên tội phạm lỳ lợm này một mực từ chối giải thích và khẳng định không hề biết sự tồn tại của chúng.

Trên thực tế, sau khi ra tù, Dillinger tập hợp băng nhóm và bắt đầu thực hiện kế hoạch gửi vũ khí vào trại giam giúp “đồng đội” vượt ngục. 4 ngày trước khi Dillinger bị bắt, 10 phạm nhân đã trốn thoát thành công khỏi nhà tù Michigan.

Giả làm sĩ quan giải cứu Dillinger khỏi nhà tù

Sau khi đào tẩu, Pierpont, Charles McLey, John Hamilton, Walter Dietrix và Rachel Clark nhen nhóm hình thành băng cướp mới và thực hiện kế hoạch giải cứu Dillinger tại nhà giam Lima.

Ngày 12/10, Pierpont, Clark, và Charles liều mạng đóng giả làm sĩ quan cảnh sát đến dẫn giải Dillinger về Indiana. Pierpont đã ra tay bắn chết cảnh sát trưởng khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ, những tên còn lại liền phá khoá cho Dillinger và nhanh chóng bỏ trốn không để lại chút dấu vết. 

Khi lực lượng đã đông đủ, bọn chúng đã đột nhập vào đồn cảnh sát để chiếm đoạt vũ khí. Chỉ sau vài vụ tấn công, chúng có trong tay các loại súng, đạn dược và cả áo khoác chống đạn.

Nhung vu vuot nguc ngoan muc anh 2

Quá khứ bất hảo và những "người thầy" trong nhà tù khiến chàng trai trẻ Dillinger trở thành tội phạm chuyên nghiệp. Ảnh: Time.

Theo ước tính của trang Crime Museum, chỉ trong vài tháng 'hành nghề', Dillinger kiếm được hơn 300.000 USD từ các vụ tấn công vào nhiều ngân hàng lớn như Central Nation, First National, American Bank…

Thành viên thuộc băng đảng Dillinger được mệnh danh là “nhân vật bóng tối”, mặc áo khoác đen, đội mũ che kín mặt. Khi thực hiện vụ cướp, những tên trộm thường có câu cửa miệng: “Nằm xuống không ta sẽ bắn chết”.

Thậm chí, Giám đốc Cục điều tra liên bang Edgar Hoover còn gọi John Dillinger là “kẻ thù số một của nước Mỹ” và tham gia vào chuyên án truy lùng tên tội phạm. Tổng thống Franklin Roosevelt còn ra chỉ thị triển khai “lực lượng siêu cảnh sát” chống tội phạm liên bang, đặc biệt là băng đảng Dillinger.

Các giám mục Công giáo Mỹ kêu gọi Hollywood ngừng sản xuất các bộ phim bom tấn về cuộc sống xã hội đen, kêu gọi mọi người tẩy chay thể loại phim này.

Ngày 15/1/1934, tên cầm đầu Dillinger thẳng tay bắn chết sĩ quan cảnh sát tại ngân hàng First National Bank tại Chicago. Vụ tấn công là hồi chuông cảnh tỉnh Dillinger khỏi cơn mộng mị của tội ác, hắn sẽ phải nhận bản án với những tội danh nghiêm trọng, trong đó có giết người.

Tránh sự chú ý của lực lượng chức năng, băng nhóm của Dillinger quyết định tạm thời gác kiếm và nghỉ ngơi tại thành phố Tucson. Thật không may, khách sạn nơi chúng ở bị cháy, lính cứu hoả nhanh chóng nhận ra những tên tội phạm đang bị truy nã.

Cảnh sát đã làm một việc tưởng chừng bất lực và cũng đầy bất ngờ, đó là bắt giữ Dillinger và đồng bọn. Cuối cùng, Dillinger được chuyển tới nhà tù Crown Point, Indiana bằng máy bay để chờ ngày xét xử.

Mọi việc tưởng chừng như kết thúc êm đẹp, người Mỹ sẽ có những giấc ngủ ngon lành. Nhưng Dillinger vốn nổi tiếng khôn ngoan, liều lĩnh, đã tìm cách thoát khỏi vòng vây pháp luật bằng mọi giá.

Đào tẩu bằng súng giả

Ngày 3/3/1934, Dillinger đã trốn thoát khỏi nhà tù ở Crown Point, nơi vốn được mệnh danh là "nhà tù chống vượt ngục" bởi đông đảo cảnh sát và nhân viên an ninh tham gia canh gác.

Nhung vu vuot nguc ngoan muc anh 3

Cảnh sát treo thưởng cho những ai cung cấp thông tin về tội phạm truy nã Dillinger. Ảnh: Be First Media.

Các tờ báo đưa tin rằng Dillinger đào tẩu bằng cách sử dụng súng giả làm từ gỗ và được bôi đen bằng xi đánh giày. Tên này dọa cai ngục để lấy chìa khoá trốn ra ngoài. Sau đó, Dillinger bắt cóc 2 người khác làm con tin, quây tất cả các cai ngục vào trong nhà lao, khóa họ lại và tẩu thoát trên chiếc xe của cảnh sát trưởng.

Tuy nhiên, trong cuộc thẩm vấn, luật sự Luis Pike khai rằng từng lén trao khẩu súng cho thân chủ và mua chuộc cảnh sát. Đến nay, sự thật về cuộc đào tẩu này vẫn còn là một bí ẩn và gây nhiều tranh cãi.

Vụ vượt ngục từng được dựng thành phim Public Enemies (Tạm dịch: Kẻ thù quốc gia) của đạo diễn Michael Mann vào năm 2009. Trang Slate cho biết các cảnh quay được thực hiện ngay bên trong nhà tù từng giam giữ Dillinger 75 năm trước.

Khi đặt chân tới Chicago, Dillinger nhanh chóng tái thành lập mạng lưới băng đảng mới, trong đó có sự góp mặt của tên tội phạm có gương mặt trẻ thơ Lester Gillis.

Vào thời điểm đó, Giám đốc FBI Edgar Hoover ráo riết thực hiện nhiều chính sách cải tổ và phát triển chiến lược mới, tổ chức các mạng lưới “tình báo đặc biệt”. Thanh tra FBI Melvin Purvis được giao nhiệm vụ chỉ đạo đội đặc nhiệm, theo dõi mọi hành tung của John Dillinger.

FBI đã bố ráp ngôi nhà Little Bohemia Lodge, bên ngoài thị trấn xa xôi ở Mercer, Wiscosin. Nhưng một lần nữa, Dillinger lại may mắn trốn thoát bằng cửa sau.

Bị săn lùng ráo riết, tên này quyết định phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi diện mạo. Nhưng, dù có hạ bớt mũi, nới rộng cằm, "Mắt rắn" sẽ mãi là biệt danh của tên tội phạm này, bởi đôi mắt ranh ma hiếm có.

Sự phản bội của bà chủ nhà chứa

Một buổi chiều ngày 21/7/1934, khi cuộc điều tra rơi vào bế tắc, bà chủ nhà chứa người Romania Anna Sage gọi điện cung cấp những thông tin quý báu cho cảnh sát.

Thanh tra Purvis và Sage đã có cuộc trao đổi vì lợi ích của đôi bên. Purvis "giúp đỡ" cô gái người Romania tiếp tục sinh sống tại Mỹ. Đổi lại, Sage cho biết cô, Dillinger và bạn gái của anh ta sẽ cùng nhau đi xem phim tại nhà hát Biograph.

Một tuần sau, trong khi Dillinger cùng 2 người phụ nữ ra khỏi nhà hát, Purvis đứng bên đường, châm điếu xì gà để ra hiệu cho đồng đội hành động.

Như bản năng của một tội phạm chuyên nghiệp, Dillinger linh tính có điều bất thường, ngay tức khắc rút súng và chạy về phía con hẻm nhưng đã quá muộn. Tên này bị 4 viên đạn đạn găm vào cổ và đốt sống thứ 2, bỏ mạng khi trên đường được đưa đến bệnh viện.

Nhung vu vuot nguc ngoan muc anh 4

Cuộc khám nghiệm tử thi Dillinger. Ảnh: Snope.

Cái chết của John Dillinger khiến người dân Mỹ thở phào nhẹ nhõm. Khoảng 15.000 người hiếu kỳ tới nhà xác Cook County để chứng kiến tận mắt gương mặt của tên tội phạm khét tiếng.

Sự kiện đêm hè tháng 7 ở Chicago là dấu chấm hết cho “Thời đại Gangster” do Dillinger khởi xướng. Cuối cùng, 27 người đã bị kết án tại tòa án liên bang về tội thông đồng và tiếp tay cho băng đảng Dillinger trong các vụ cướp ngân hàng.

Nghi phạm người Hàn Quốc đào tẩu ngoạn mục như ảo thuật gia

Cảnh sát không thể ngờ Choi Gap Bok có thể chui qua khe chuyền thức ăn chỉ rộng khoảng 15 cm để tẩu thoát.

Nhà văn cướp ngân hàng như kịch bản tiểu thuyết

Vì túng quẫn, một nhà văn xông vào ngân hàng tại Đức để cưỡng đoạt tiền. Diễn biến vụ cướp khá giống một truyện mà hung thủ từng viết.

Trà My

Bạn có thể quan tâm