Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 lễ hội tranh cướp ở châu Á

Không phải chỉ riêng ở Việt Nam, còn rất nhiều nơi trên thế giới có những lễ hội mà trong đó người tham gia đua tranh nhau để lấy được những vật đem lại may mắn.

Lễ hội cướp bánh bao Cheung Chau, Hong Kong (Trung Quốc)

Lễ hội bánh bao Cheung Chau là một sự kiện đầy màu sắc và sống động diễn ra vào tháng 4 âm lịch trên đảo Cheung Chau, Hong Kong. Những chiếc bánh bao làm thủ công được gắn lên tháp cao dâng tặng thần biển Pak Tai, cảm tạ ngài đã bảo vệ hòn đảo tránh khỏi tà ma.

Bánh bao được làm hoàn toàn bằng tay.
Bánh bao được làm thủ công. Ảnh: Timeout.
Tháp bánh bao được dựng gần đền
Tháp bánh bao được dựng gần đền Pak Tai. Ảnh: Timeout.

Tất cả người dân trên đảo ăn chay trong ba ngày lễ hội, và đám rước diễn ra vào ngày cuối cùng. Tâm điểm của lễ hội bánh báo Cheung Chau là những tháp tre lớn gài đầy bánh bao được dựng cạnh đền Pak Tai, nơi diễn ra các hoạt động chính của lễ hội.

Những lễ hội dị thường ở Nhật

Nhật Bản nổi tiếng với những điều lạ lùng, trong số đó có các lễ hội truyền thống độc nhất vô nhị trên thế giới.

Sau một tai nạn do quá nhiều người trèo lên tháp, giờ chỉ một số người được tham gia cuộc thi.
Sau một tai nạn do quá nhiều người trèo lên tháp, giờ chỉ một số người được tham gia cuộc thi. Ảnh: Timeout.

Trước đây, mọi người sẽ leo lên tháp trành giành bánh bao, ai lấy được càng nhiều bánh thì càng may mắn. Tuy nhiên, sau tai nạn sập tháp bánh bao do quá nhiều người trèo lên với số thương tích không nhỏ, ngày nay chỉ những người có khả năng leo trèo tốt mới tham gia. Các tòa tháp giờ được làm từ thép, và bánh bao được làm từ nhựa để tránh bánh không bị nát bét khi những người leo đua nhau trèo lên đỉnh tháp.

Lễ hội Hadaka Matsuri (Nhật Bản)

Tại lễ hội Hadaka Matsuri, những người đàn ông sẽ cởi trần đóng khố và tụ tập ở đền Saidaiji, thành phố Okayama ở miền tây Nhật Bản. Họ uống rượu, nhảy múa và hát hò giữa cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông.

Nam giới đóng khố và tụ tập ngoài đền.
Nam giới đóng khố và tụ tập ngoài đền. Ảnh: Tdubphoto.
Rất nhiều người chen chúc vào trong đền để tranh được
Rất nhiều người chen chúc vào trong đền để tranh được Shingi. Ảnh: Tdubphoto.

Trước nửa đêm, trong bóng tối, những thần chủ sẽ tung các thanh gỗ thiêng (Shingi) xuống đám đông phía dưới. Người Nhật tin rằng, ai lấy được thanh gỗ sẽ có một năm đầy may mắn. Để có được lợi thế, nhiều người lao mình ra từ gác lửng xuống đám đông đang chen lấn phía dưới. Bị thương là chuyện thường tình trong lễ hội này.

Lễ hội Sart Duen Sib (Ấn Độ)

Vào ngày lễ hội (tháng 9 hàng năm), người dân sẽ cúng tổ tiên và những hồn ma. Vào buổi sáng, họ sẽ đem ảnh và xương của tổ tiên tới đền. Sau đó, họ đổ nhiều loại bánh kẹo khác nhau vào ngay và đặt xuống đất để cúng quỷ thần. 

Các khay hoa quả bánh kẹo được bài trí đẹp mắt.
Các khay hoa quả bánh kẹo được bài trí đẹp mắt. Ảnh: Oknation.

Khi khay bánh kẹo được đặt xuống đất, một đám người sẽ xông tới giật đồ. Đó là phong tục Ching Pret hay còn gọi là “cướp cô hồn”. Họ tin rằng ăn đồ sau khi cúng sẽ đem lại cho mình may mắn.        

Những đền, chùa được thăm viếng nhiều nhất ngày rằm

Tứ trấn Thăng Long hay chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc... đều là những ngôi đền, chùa được nhiều tăng ni phật tử và các du khách viếng thăm trong dịp đầu năm.

                                                                                                                            

Hoàng Linh (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm