Ngoài duy kiểm soát lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày, người mắc bệnh tim mạch còn cần chú ý chọn thực phẩm phù hợp, được nuôi trồng theo chuẩn VietGAP để đảm bảo vệ sinh ATTP.
Sandwich trứng bác với trái bơ (bánh mì đen)
Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol nhưng cũng giàu dưỡng chất như vitamin D, B12, folat, roboflavin… Theo chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Deepshikha Agarwal, người bệnh tim mạch vẫn có thể thỉnh thoảng ăn trứng. Bệnh nhân tim có mỡ máu bình thường có thể ăn 1 lần/tuần; người có mỡ máu cao nên hạn chế ở mức 1 lần/tháng.
Những cách chế biến trứng lành mạnh là ốp lết, trứng luộc, trộn salad hoặc trứng bác. Trong đó, sandwich trứng bác với trái bơ tốt cho tim mạch, lại dễ làm. Bạn chỉ cần làm nóng một thìa café dầu thực vật, đập trứng vào đảo đều đến khi chín. Quả bơ dầm nát, phết lên bánh mì, cuối cùng phủ trứng bác lên trên.
Sandwich bánh mì đen với trứng bác, trái bơ tốt cho tim mạch. Ảnh: Rachael Ray. |
Nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin E trong quả bơ làm giảm 30-40% nguy cơ bệnh tim mạch. Hơn nữa, sự hiện diện của axit béo không bão hòa đơn (MUFA) và axit béo không no nhiều nối đôi (PUFA) giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.
Khi chế biến món này, bạn nên dùng bánh mì đen vì giàu beta-glucans, giúp giảm cholesterol, cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp (LDL có hại).
Canh thịt thăn rau củ
Thịt thăn heo mềm ngon, ngọt hơn nhiều phần thịt khác. Loại thịt này cũng chứa nhiều protein, hàm lượng chất béo thấp nên phù hợp với người bệnh tim mạch. Ngoài luộc, áp chảo, làm ruốc..., bạn có thể nấu canh với thịt thăn heo, rau củ.
Đầu tiên, ướp thăn heo xay với tiêu, hành tỏi băm và hạt nêm Knorr, để thấm. Khi nấu, bạn phi thơm hành tỏi băm, cho thịt vào xào săn rồi đổ 1,2 lít nước vào đun tới sôi. Tiếp đó, cho bắp mỹ, khoai tây, cà rốt và đậu Hà Lan vào nấu tới khi sôi thì giảm lửa. Nấu thêm 10 phút rồi cho nấm, hạt nêm. Các nguyên liệu vừa chín thì tắt bếp.
Canh thịt thăn rau củ ngon miệng, bổ dưỡng. |
Một lưu ý cho người bệnh tim mạch là giảm lượng muối trong bữa ăn. Thói quen ăn mặn gây cao huyết áp, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận, suy tim và xuất hiện các cơn đau tim. Sử dụng các loại gia vị nêm nếm với thành phần chuẩn VietGAP như Knorr sẽ giúp món ăn giữ nguyên hương vị, an toàn cho sức khỏe.
Ngoài canh thịt nạc rau củ, người bệnh tim mạch có thể tham khảo các món canh, súp, hầm, đồng thời sử dụng Knorr khi nấu để món ăn thơm ngon hơn.
Người bệnh tim mạch nên lưu ý chọn gia vị nêm nếm phù hợp. |
Cá hồi áp chảo và rau củ
Cá hồi rất giàu protein, vitamin B, D, đặc biệt là axit béo omega-3. Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế Cộng đồng - Đại học Harvard (Mỹ), omega-3 trong cá hồi giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp. Ăn đều đặn cá hồi hàng tuần giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Sashimi cá hồi là cách chế biến giúp giữ tối đa dưỡng chất. Tuy nhiên món này khó thực hiện tại nhà vì đòi hỏi cao về nguyên liệu và kỹ thuật cắt thái. Lúc này, bạn có thể tham khảo món cá hồi áp chảo.
Cá hồi áp chảo và rau củ tốt cho người bệnh tim mạch. Ảnh: Pinimg. |
Khi áp chảo, ban đầu cho lửa lớn áp đều hai mặt để cá lên màu vàng, sau đó hạ lửa để kéo dài thời gian cho nhiệt độ len vào tận bên trong, giúp cá chín đều và giòn bên ngoài.
Rau củ ăn kèm nên là măng tây giàu chất xơ, axit folic, vitamin B và các hợp chất saponin tốt cho tim mạch; cà rốt giàu carotenoid, carotene và lutein giúp tim khỏe mạnh. Rau củ có thể nướng hoặc hấp để bảo toàn tối đa dưỡng chất.
Zing.vn và Knorr đồng hành thực hiện tuyến nội dung "Dinh dưỡng phòng chống virus corona" nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích và thực đơn bổ dưỡng để bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Hạt nêm Knorr thịt thăn, xương ống và tủy với nguồn thịt tươi từ trang trại sạch chuẩn VietGAP sẽ là “trợ thủ" giúp mẹ luôn yên tâm sử dụng để tạo vị ngon đậm đà cho các món ăn và giúp cả nhà luôn khỏe mạnh.
Bình luận