Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

30 mã ngành có điểm chuẩn tăng 9-11 điểm so với năm 2020

Theo Bộ GD&ĐT, cả nước có 30 mã ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái 9-11 điểm. Thực tế, điểm trúng tuyển tăng vọt thường rơi vào ngành có xét môn Tiếng Anh.

17h ngày 16/9, các trường hoàn tất việc công bố điểm trúng tuyển đợt 1 theo phương thức xét tốt nghiệp THPT.

Hai ngày sau, nhiều thí sinh vẫn chưa hết sốc khi trượt đại học dù đặt đến 14, thậm chí gần 20 nguyện vọng và có điểm xét tuyển không quá thấp. Nguyên nhân phần lớn nằm ở điểm chuẩn tăng ngoài dự đoán, những ngành, trường thường được coi như phương án dự phòng cũng tăng vọt lên 24-26 điểm.

Điểm chuẩn tăng gần 11 điểm

Thực tế, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, đặc biệt khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm, nhiều giáo viên, chuyên gia đã dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ tăng so với năm ngoái.

Chênh lệch điểm chuẩn giữa hai năm lớn
Sáu ngành của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lấy điểm trúng tuyển năm nay cao hơn năm ngoái từ 9,5 điểm trở lên.
NhãnQuản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hànhTài chính - Ngân hàngCông nghệ thông tinKinh doanh Quốc tếLuật kinh tếCông nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Năm 2020
15.0515.21615.615.515
Năm 2021
2625.252625.52524.5

Dù vậy, mức tăng lên đến hơn 10 điểm như một số ngành tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chắc chắn nằm ngoài tầm dự đoán của phần lớn giáo viên, học sinh.

Trường này có ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có điểm chuẩn tăng đến 10,95 điểm, từ 15,05 điểm năm 2020 lên 26 điểm năm 2021. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng có mức tăng lớn không kém khi chênh lệch điểm chuẩn giữa hai năm lên đến 10,05 điểm. Ngành Công nghệ thông tin tăng 10 điểm.

Ngoài ra, 26/27 ngành của trường có điểm trúng tuyển cao hơn năm ngoái. Trong đó, 11 ngành có mức tăng từ 8 điểm trở lên.

Ngoài 3 ngành trên, ngành Thiết kế đồ họa tăng 9,1 điểm; Kinh doanh quốc tế tăng 9,9 điểm; Luật kinh tế tăng 9,5 điểm; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tăng 9,5 điểm; Kế toán tăng 8,9 điểm; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tăng 8,6 điểm; Quản lý kinh tế tăng 8,25 điểm; Ngôn ngữ Anh tăng 8 điểm.

Tại Học viện Chính sách và Phát triển, 3 ngành có điểm trúng tuyển năm nay cao hơn năm ngoái từ 5 điểm trở lên, gồm Kinh tế phát triển (tăng 5,85), Quản lý Nhà nước (tăng 5,75), Luật kinh tế (tăng 5 điểm).

Điểm chuẩn ngành Nghiệp vụ cảnh sát, Học viện Cảnh sát Nhân dân, đối với thí sinh nam xét tuyển theo tổ hợp D01, địa bàn 1, 2, 3 cũng tăng 6,78-6,93 điểm so với năm 2020.

Tại ĐH Điện lực, một số ngành cũng tăng trên 5 điểm. Cụ thể, ngành Thương mại điện tử tăng 7,5 điểm (từ 16 lên 23,5), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tăng 6,5 điểm (từ 17 lên 23,5), Tài chính - Ngân hàng tăng 5,5 điểm (từ 16 lên 21,5).

Tại ĐH Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn khối D01 của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tăng 7,25 điểm, từ 16,7 (năm 2020) lên 23,95 điểm (năm 2021).

Ở khu vực phía nam, một số trường cũng ghi nhận sự tăng vọt điểm chuẩn năm nay so với năm ngoái.

Trong đó, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Xây dựng cầu đường) tăng từ 15 điểm lên 23 điểm. Ngành Kinh tế xây dựng (chất lượng cao) tăng từ 15 điểm lên 22,2 điểm. Ngành Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp) tăng từ 17,2 lên 23,4.

ĐH Văn Lang cũng có điểm trúng tuyển một số ngành tăng mạnh như Thiết kế thời trang (9 điểm), Thiết kế đồ họa (8 điểm), Quan hệ công chúng (5,5 điểm).

Điểm chuẩn ĐH Cần Thơ 5 năm trở lại đây
Điểm chuẩn ĐH Cần Thơ năm 2021 tăng mạnh so với 4 năm trước.
NhãnHóa họcToán ứng dụngMạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Năm 2017
19.7515.518.25
Năm 2018
15.515.2515.75
Năm 2019
15.251415
Năm 2020
151516.5
Năm 2021
23.2522.7524

Tại ĐH Cần Thơ, điểm chuẩn ngành Hóa học tăng đến 8,25 điểm (từ 15 điểm năm 2020 lên 23,25 điểm năm 2021), ngành Toán ứng dụng tăng 7,75 điểm, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tăng 7,5 điểm, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tăng 7,25 điểm.

30 mã ngành có điểm chuẩn tăng 9-11 điểm

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay, các trường tốp trên tiếp tục có điểm chuẩn các ngành ổn định hoặc tăng nhẹ. Trong khi đó, các trường tốp giữa có nhiều ngành bứt phá mạnh.

Cụ thể, số ngành giữ nguyên hoặc tăng/giảm tới 3 điểm chiếm 86% trong tổng số 3.259 mã ngành.

Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên là 265, chiếm 8%, trong đó, 30 mã ngành (chiếm chưa đến 1%) lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái 9-11 điểm.

Các nhóm ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 trở lên
Nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ và sư phạm chiếm 50% trong tổng số 265 mã ngành có điểm trúng tuyển năm nay cao hơn năm ngoái từ 5 điểm trở lên.
NhãnKỹ thuật - công nghệSư phạmKinh tế & quản lýXã hội nhân vănPháp luậtNhóm ngành khác


706442321047

Trong số các ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên so với năm ngoái, khối kỹ thuật - công nghệ chiếm 70 mã, sư phạm chiếm 64 mã. Tiếp đó là kinh tế & quản lý (42 mã), xã hội nhân văn (32 mã), pháp luật (10 mã).

Ngoài nhóm kỹ thuật - công nghệ và kinh tế & quản lý có điểm chuẩn tăng vọt đã được đề cập ở phần trên, một số trường sư phạm cũng có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên.

Tại ĐH Sư phạm Hà Nội, ngành Giáo dục chính trị theo tổ hợp C20 tăng 9 điểm, từ 19,25 lên 28,25. Giáo dục công dân theo tổ hợp C19 tăng từ 19,75 lên 26,5, tăng 6,75 điểm. Sư phạm Lịch sử (tổ hợp D14) tăng từ 19,95 điểm lên 26 điểm. Sư phạm Tiếng Pháp (D15, D42, D44) tăng từ 19,34 lên 26,03 điểm.

ĐH Sư phạm Thái Nguyên cũng có một số ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái từ 5 điểm trở lên. Trong đó, ngành Giáo dục chính trị tăng từ 18,5 lên 25 điểm, Giáo dục thể chất từ 17,5 lên 24, cùng chênh 6,5 điểm.

Ba ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Ngữ văn cùng tăng từ 19 lên 24 điểm, trong khi hai ngành Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý lấy điểm chuẩn 24, cao hơn năm ngoái 5,5 điểm.

Điểm chuẩn tăng liên quan đến Tiếng Anh

Một điều dễ nhận thấy là điểm chuẩn tăng đột biến thường rơi vào những ngành có xét tuyển bằng tổ hợp chứa môn Tiếng Anh như A01, D01, D07. Đây là điều đã được dự đoán từ khi có điểm thi, phổ điểm môn Tiếng Anh.

Không chỉ có số điểm tuyệt đối tăng vọt, gấp 19 lần so với năm ngoái, điểm Tiếng Anh cao còn kéo theo điểm xét tuyển ở các tổ hợp A01, D01 cao vọt hơn hẳn so với 4 năm trước.

Số lượng thí sinh đạt điểm xét tuyển trên 27 tăng vọt
Năm 2021, số lượng thí sinh đạt điểm tổ hợp xét tuyển trên 27 ở tổ hợp A1 và D1, chỉ tính đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT, cao hơn hẳn so với 4 năm trước.
NhãnNăm 2017Năm 2019Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Tổ hợp A1
19757646219085084
Tổ hợp D1
675168015655526

Thực tế, khi nói về nguyên nhân khiến điểm chuẩn tại một số ngành, trường tăng vọt, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, xác định một trong 3 lý do chính là kết quả điểm thi Tiếng Anh năm nay cao hơn năm ngoái.

Điều này có thể thấy rõ ở những ngành có mức điểm tăng cao đột biến, thậm chí lên đến gần 11 điểm.

Cụ thể, trong số 11 ngành có điểm trúng tuyển năm nay cao hơn năm ngoái từ 8 điểm trở lên của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 10 ngành (trừ ngành Thiết kế đồ họa) có xét tuyển bằng điểm Tiếng Anh (tổ hợp A01, D01, D10, D09, D66).

Học viện Chính sách và Phát triển cũng tuyển sinh bằng tổ hợp A01, D01 cho các ngành Kinh tế phát triển, Quản lý Nhà nước, Luật kinh tế (ngành này còn xét tuyển bằng một tổ hợp khác có môn Tiếng Anh là D09).

Học viện Cảnh sát Nhân dân ghi nhận mức chênh lệch điểm chuẩn lớn giữa hai năm khi xét tuyển theo tổ hợp A01 cho thí sinh nam đăng ký vào ngành Nghiệp vụ cảnh sát.

Các ngành có mức điểm tăng lớn của ĐH Điện lực đều tuyển sinh theo 4 tổ hợp gồm A00, A01, D01, D07, tức có đến 3 tổ hợp có môn Tiếng Anh.

Tổ hợp có môn Tiếng Anh cũng nằm trong số những tổ hợp trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM dùng để tuyển sinh cho các ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Xây dựng cầu đường), Kinh tế xây dựng (chất lượng cao), Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp).

Tương tự, tại ĐH Cần Thơ, các ngành Hóa học, Toán ứng dụng, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đều có tổ hợp xét tuyển liên quan đến Tiếng Anh như D07, A01.

Trừ Học viện Cảnh sát Nhân dân, các trường trên lấy điểm trúng tuyển chung cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp khác nhau (tức không phân biệt điểm chuẩn riêng cho tổ hợp có hay không có môn Tiếng Anh).

Trong khi đó, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, đề thi môn này được đánh giá dễ, dẫn đến thực tế điểm Tiếng Anh năm nay cao hơn hẳn các năm trước.

Thứ trưởng GD&ĐT nêu nguyên nhân thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng những em điểm cao không đặt nguyện vọng vào ngành có thể lấy thấp hơn dẫn đến trượt đại học là điều đáng tiếc.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm