Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

30 phút ‘vàng’ cứu người đàn ông bị đột quỵ

Ông Nguyễn Hữu Thành (68 tuổi, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị đột quỵ do tắc mạch máu ngay vùng thân não trọng yếu. Bệnh nhân được cấp cứu kịp giờ “vàng”, trong 30 phút.

12h30 ngày 3/7, TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM - nhận điện thoại khẩn từ phòng cấp cứu, yêu cầu hội chẩn ca nghi ngờ đột quỵ. Vài phút sau, bác sĩ Minh Đức có mặt và thăm khám lâm sàng, nhận thấy người bệnh tỉnh, méo miệng, nói đớ, yếu nửa người phải.

Người nhà không nhớ chính xác thời điểm ông Thành xuất hiện dấu hiệu đột quỵ, đoán khoảng 9h. Hôm đó khi ngủ dậy, ông Thành tập thể dục nhẹ nhàng, đi tắm và uống cà phê. Sau đó, ông thấy trong người mệt, nằm một lúc thì chân tay yếu một bên, cầm điện thoại rớt, nói đớ, loạng choạng. Vợ ông liền gọi con cái đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cấp cứu.

Bệnh viện lập tức phát y lệnh khẩn “Code Stroke”, ưu tiên nhân lực, máy móc cứu người đột quỵ. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp nhanh chóng chụp cộng hưởng từ (MRI). 10 phút sau, kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu cầu não, không tắc mạch máu lớn nội sọ.

“Tổn thương nằm ở vùng thân não trọng yếu, nơi tập trung các bó sợi thần kinh đi xuống tủy sống, có hệ thống lưới đảm nhiệm chức năng thức - tỉnh. Bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ khoảng 4-4,5 giờ. Dù còn giờ ‘vàng’, ê-kíp không thể chậm trễ, càng lâu biến chứng càng nặng nên phải tiết kiệm từng giây phút”, bác sĩ Minh Đức cho biết.

BVDK Tam Anh,  dot quy anh 1

Bác sĩ Minh Đức thăm khám cho ông Thành sau điều trị.

30 phút từ khi nhập viện, ông Thành nhanh chóng được cấp cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch (rTPA). Trong cấp cứu đột quỵ cấp, tốc độ này khá nhanh theo chuẩn quốc tế (người bệnh được cấp cứu trước 45-60 phút từ khi nhập viện đến lúc được dùng thuốc tiêu sợi huyết, còn gọi là “cửa sổ cửa kim”).

Sau hai giờ dùng thuốc tiêu sợi huyết, bệnh nhân tỉnh táo, giảm nói đớ và méo miệng, tình trạng yếu nửa người phải cải thiện. Sau hai ngày điều trị, bệnh nhân có thể đi lại, ăn uống, sinh hoạt bình thường, đồng thời nhớ những chi tiết trước, trong và sau khi đột quỵ.

“Khi đến bệnh viện Tâm Anh, đầu óc tôi mù mịt, lơ mơ. Nhớ lại vẫn cảm thấy kinh hoàng”, ông Thành kể lại.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị ổn định chỉ số đường huyết, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, hạ mỡ máu. Bác sĩ khuyên ông bỏ thuốc lá, phòng ngừa tái đột quỵ.

Ông Thành có tiền căn đái tháo đường nhưng bỏ điều trị cả tháng. Đồng thời, ông hút thuốc lá nhiều năm, vừa bỏ hơn một tháng. Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ nhồi máu não.

Theo bác sĩ Minh Đức, hút thuốc lá là yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ gấp 6 lần so với người không hút, đồng thời tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Sau khi cai thuốc lá 5 năm, yếu tố nguy cơ này mới giảm tương đương người bình thường.

Bác sĩ Minh Đức khuyến cáo cơn đột quỵ ở thân não có triệu chứng đa dạng, nhiều trường hợp khó nhận biết, có thể chẩn đoán bằng chụp MRI. Đột quỵ vùng thân não có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cần chẩn đoán và phát hiện kịp thời. Việc điều trị trễ có thể dẫn đến yếu liệt, thậm chí tử vong. Triệu chứng có thể diễn tiến nặng trong vài giờ, gây nguy hiểm tính mạng.

Người lớn tuổi mắc bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, máu nhiễm mỡ, hút thuốc lá... nên khám sức khỏe tổng quát và tầm soát đột quỵ định kỳ. Các xét nghiệm, chụp ảnh não (MRI 3 Tesla, CT 768 lát cắt), chụp chi tiết mạch máu bằng máy DSA và kiểm tra liên quan chức năng nghe, nhìn… giúp phát hiện bất thường, phòng tránh đột quỵ sớm.

Bình An - Minh Chi

Ảnh: Bình An

Bạn có thể quan tâm