Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

39 tuổi đã vào sống trong viện dưỡng lão

Do chấn thương đầu gối, lại ở một mình, Cố (39 tuổi) phải chuyển vào viện dưỡng lão để có người chăm sóc. Anh nói tìm thấy nhiều niềm vui, sống tích cực hơn khi ở đây.

Là người trẻ tuổi nhất sống trong viện dưỡng lão tại quận Du Trung (Trùng Khánh, Trung Quốc), Cố (39 tuổi) cho biết anh có cuộc sống khá vui vẻ và suy nghĩ tích cực khi sống cùng những người lớn tuổi.

"Đi ngủ lúc 21h và tỉnh dậy vào 6h sáng. Ăn no, ngủ kỹ, không căng thẳng. Tôi đã mập hơn một chút so với lúc mới vào đây", Cố chia sẻ. Anh vui vẻ khi có lối sinh hoạt quy củ, khoa học hơn từ khi chuyển vào đây.

Theo The Paper, trưởng phòng hành chính của viện dưỡng lão ở quận Du Trung cho biết khi người đàn ông 39 muốn chuyển tới, các nhân viên tại đây cũng rất ngỡ ngàng vì độ tuổi trung bình của những người già ở đây là 80 tuổi. "So với lúc chuyển đến đây, anh ấy đã có sự phục hồi tốt và tính cách rất ấm áp".

vien duong lao anh 1

Nam lập trình viên 39 tuổi phải chuyển vào viện dưỡng lão vì không có người chăm sóc sau khi gặp tai nạn.

Năm ngoái, một lần leo cầu thang, Cố cảm thấy choáng váng rồi ngã, đầu gối anh tổn thương nghiêm trọng. Cố được chẩn đoán bị viêm bao hoạt dịch đầu gối. Bác sĩ cho biết anh cần thời gian dài để điều trị và phục hồi.

Cha mẹ mất sớm, lại chưa lập gia đình, Cố phải nhờ đến sự chăm sóc của các y tá.

Nửa cuối năm 2020, anh đã có thể tự đi lại. Nhưng nỗi lo đặt ra là chỉ ở nhà một mình, anh bị ngã lần nữa thì ai sẽ chăm sóc, trong khi sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục.

Dì của Cố khuyên anh nên đến ở viện dưỡng lão để được chăm sóc và có điều kiện tốt để phục hồi.

Lúc mới nghe đề nghị này, Cố không chấp nhận bởi tuổi của anh còn quá trẻ để nghĩ đến việc vào viện dưỡng lão. Nhưng sau khi suy nghĩ, Cố đồng ý với lựa chọn kỳ lạ, coi như một cách để thử trải nghiệm "cuộc sống về già".

Cố cho biết sau khi chuyển đến viện dưỡng lão, anh tìm được niềm hạnh phúc mới.

Những người già trong viện đều có tính cách sôi nổi. Có ngày anh được nghe cụ ông từng là kỹ sư kể về lịch sử chiến tranh, hôm sau anh nghe cụ bà khác chia sẻ về chuyện tình yêu của mình.

Buổi tối, sau giờ ăn, anh cùng xem phim với mọi người ở khu vực sinh hoạt chung. "Chúng tôi thường xem những bộ phim về chiến tranh, phim truyền hình về chuyện mẹ chồng nàng dâu rồi bàn về cốt truyện, rất hay".

Cố cho biết từ khi biết anh vốn là dân kỹ thuật, mọi người tìm tới anh nhiều hơn. Có người muốn anh dạy cách chụp ảnh bằng điện thoại, một số muốn học các thao tác trực tuyến. Có nhiều cụ bà say sưa học cách mua hàng trên Taobao với Cố, một người đã đặt mua một chiếc ghế xích đu trên mạng đặt trong sân để mọi người sử dụng.

"Thấy mình có ích khiến tôi vui hơn", Cố nói. Anh muốn giải đáp nhiều thắc mắc hơn cho những người lớn tuổi ở đây.

Cố nói đang vui vẻ "dưỡng già", song anh mong đây chỉ là nơi mình ở tạm thời và được sớm trở lại với công việc.

"Các bác sĩ dự tính trong vòng năm nay tôi có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Sau này khi về hưu, tôi sẽ chính thức chuyển vào viện dưỡng lão".

Nữ lập trình viên của Google thất nghiệp khi về Trung Quốc trong dịch

Đầu năm 2020, Sun Ling - lập trình viên của Google ở Mỹ - xin về Trung Quốc chăm cha bị bệnh nặng. Cô chưa thể trở lại Mỹ do dịch bùng phát, đối diện khó khăn vì thất nghiệp.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm