Chủ động trong việc đưa ra lựa chọn sáng suốt giúp mỗi cá nhân tìm thấy một nửa hoàn hảo của mình. Ảnh: Thượng Nguyễn97/Pexels. |
Đôi khi, chúng ta gặp những người thoạt nhìn có vẻ rất thú vị, tốt bụng và chân thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp hoặc đóng góp những điều tích cực cho mối quan hệ của cả hai. Trong một số trường hợp, họ bộc lộ những hành vi tiêu cực, gây tổn hại về tinh thần cho người kia.
Theo ExploringYourMind, để tìm được đối tác lý tưởng, mỗi người cần trải qua quá trình xem xét nội tâm cá nhân, hiểu bản thân cần gì, tại sao và xác định giới hạn của chính mình.
Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy các cặp đôi không nên đi đến quyết định lâu dài.
Ngăn cản sự phát triển
Theo một nghiên cứu đứng đầu bởi Jose Alonso Andrade, từ Đại học San Buenaventura (Colombia), các mối quan hệ với mức độ rối loạn chức năng đáng kể sẽ gây ra độc tính nhất định thông qua việc ngăn cản sự phát triển của từng cá nhân.
Do đó, một đối tác thúc đẩy sự phát triển về mặt cảm xúc và tinh thần, chính là đang thể hiện tình yêu và sự quan tâm của họ với đối phương. Đây là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng mối quan hệ lành mạnh và cân bằng.
Người bạn đời lý tưởng sẽ mang lại những điều tích cực cho mối quan hệ và khiến nửa kia cảm thấy hạnh phúc. Ảnh: Rodnae Production/Pexels. |
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy khi nửa kia buộc chúng ta phải hành động trái ngược với những gì thực sự muốn, họ hoàn toàn không xứng đáng.
Đối tượng phù hợp sẽ chấp nhận cảm xúc thật, con người thật của nửa kia. Do đó, cả hai cảm thấy thoải mái khi ở bên nhau mà không cần phải “diễn tròn vai”.
Không tôn trọng
Đôi khi có những chuyện hai người không đồng ý với nhau là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một số ranh giới nhất định mà cả hai không nên vượt qua. Một trong số đó là sự tôn trọng.
Nếu một người khiến đối phương cảm thấy khó chịu, rơi vào trạng thái tồi tệ, không chỉ một lần mà lặp đi lặp lại trong các tình huống khác nhau, đây là dấu hiệu cho thấy điều đó không an toàn.
Cả hai cần phải lắng nghe chính mình. Họ nên tự hỏi rằng bản thân cảm thấy như thế nào khi đối phương có thái độ dửng dưng, coi nhẹ cảm xúc của người kia.
Hoặc khi hai người liên tục chất vấn, phán xét các quyết định của nhau, nhiều đối tượng ngụy biện cho sự thiếu tôn trọng bằng cách nói rằng họ đang hành động vì lợi ích tốt nhất của nửa kia.
Lừa dối
Các cặp đôi cần phải phân biệt rõ những lời nói dối vô hại với những lần lừa dối có chủ đích mang tính độc hại. Nếu một người liên tục lừa dối về những điều không hợp lý, cả hai phải nghiêm túc xem xét nguyên nhân và giải quyết triệt để.
Một lời nói dối có thể dẫn đến những lần tiếp theo. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học College London (Vương quốc Anh) phát hiện rằng mỗi khi con người nói dối, bộ não của họ trở nên vô cảm với những cảm xúc tiêu cực do sự thiếu chân thành tạo ra.
Điều này có nghĩa là những lời nói dối sẽ khiến một người tiếp tục lặp lại hành vi trong tương lai, và điều này chắc chắn có hại đối với nửa kia.
Sự tôn trọng trong một mối quan һệ pһản ánһ ᴄáᴄһ mỗi người đối хử ᴠới đối phương trong từng һànһ động nһỏ mỗi ngàу. Ảnh: Samson Katt/Pexels. |
Gây tổn thương
Tất cả chúng ta đều mất kiểm soát cảm xúc trong một số trường hợp. Khi đối phương mất kiểm soát sẽ trực tiếp gây tổn thương cho nửa kia. Rõ ràng, họ không tự giải quyết các vấn đề riêng.
Nói cách khác, họ phải chịu trách nhiệm về sức khỏe tinh thần của chính mình. Nếu không thể làm điều đó họ nên yêu cầu sự giúp đỡ, không phải quy trách nhiệm cho đối phương.
Để biết người đó có khả năng tự kiểm soát tốt hay không, hãy xem họ có hiểu chính mình hay không. Sandra Cano Murcia và Marcela Zea Jiménez khẳng định trong một nghiên cứu về quản lý cảm xúc rằng một cách để cải thiện khả năng tự kiểm soát là nâng cao hiểu biết về bản thân.
Theo các tác giả, khi hiểu rõ bản thân, chúng ta có thể đạt được sự tự chủ, bởi vì chúng ta nhận thức được mọi thứ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Tương tự, điều gì khiến chúng ta hạnh phúc, chúng ta sẽ tìm kiếm để mang lại điều đó cho chính mình.
Nếu cả hai nhận thấy các dấu hiệu trên ở nửa kia và quyết định không muốn họ xuất hiện trong cuộc sống của mình, hãy nói với họ một cách rõ ràng, tôn trọng và quyết đoán.
Sẽ luôn có những người mà ta muốn trao cơ hội và tự hỏi liệu có đáng để chờ đợi họ thay đổi hay không. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể không bao giờ đến và không bao giờ đáng để đầu tư sức lực của mình vào việc cố gắng thay đổi một ai đó.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.