Chứng nhận ISO là bảo đảm chất lượng?
Thực tế, giấy chứng nhận ISO của doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng cho một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Bởi ISO là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standards Organization) ban hành. Tiêu chuẩn này chỉ cấp cho nhà máy và tổ chức, không cấp cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Chứng nhận ISO là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. (Ảnh: www.iso.org) |
Như vậy, chứng nhận ISO chỉ thể hiện rằng doanh nghiệp đó đạt chuẩn, nhưng không nói lên điều gì về chất lượng cuối cùng của sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, người dùng vẫn thường nhầm lẫn và xem đây như tiêu chí thẩm định chất lượng. Để đánh giá chính xác, khách hàng cần phải dựa vào chứng nhận xác định kết quả sau cùng của quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
Chất lượng phụ thuộc vào quy trình?
Thực tế, chất lượng phụ thuộc nhiều yếu tố như con người, kỹ thuật, nguyên liệu, máy móc, quy trình và công nghệ sản xuất. Nhưng hiện nay nhiều người dùng chỉ nhìn vào quy trình và công nghệ sản xuất để đánh giá. Nhưng ngay cả khi áp dụng quy trình đạt chuẩn cũng như công nghệ hiện đại, mà nguyên liệu đầu vào không tốt, nhân sự làm việc không chuyên nghiệp thì chất lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Quy trình sản xuất chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định chất lượng. (Ảnh: Internet) |
Đánh giá chất lượng chỉ dựa vào sản phẩm cuối cùng
Người tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến sản phẩm hoàn thiện và bán ra trên thị trường, mà bỏ qua quá trình sản xuất, phân phối. Để đánh giá chính xác chất lượng, họ cần phải xem xét từ công nghệ, đến hệ thống phân phối, giá cả, thậm chí so sánh sản phẩm hay dịch vụ đó với các đối thủ khác trên thị trường để có cái nhìn tổng quan, toàn diện và khách quan.
Tham khảo những nguồn thiếu khách quan
Để đánh giá chất lượng, người dùng thường tham khảo thông tin từ nhà sản xuất hoặc một vài người đã sử dụng. Tuy nhiên, hai nguồn này thiếu khách quan. Để doanh nghiệp tự nói chất lượng sản phẩm của mình cũng giống như “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, kém thuyết phục và chủ quan. Ý kiến đánh giá của người tiêu dùng thì khách quan hơn doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng đưa ra nhận xét xác đáng, chỉ nên tham khảo những khách hàng đã sử dụng nhiều lần. Cách tốt nhất là nên dựa vào một tổ chức có chuyên môn, hoàn toàn độc lập với nhà cung cấp và khách hàng.Tuỳ theo cách thức và nội dung đánh giá, tổ chức này sẽ thử nghiệm, giám định, chứng nhận và công nhận chất lượng sản phẩm.
Với các tiêu chí sản phẩm tốt (good product), dịch vụ tốt (good service) và an toàn thực phẩm (safe food), hệ thống tiêu chuẩn Singapore mang lại cho người tiêu dùng sự đảm bảo về chất lượng. |