Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

4 ngày 'keo kiệt' ở London

London đắt đỏ, nhưng vẫn có chỗ cho những chuyến đi tiết kiệm. Elaine Glusac, phóng viên của The New York Times, chia sẻ trải nghiệm thú vị tại thành phố này mà không cần chi quá tay.

Dù thường góp mặt trong danh sách những thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới, London vẫn có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn dành cho du khách tiết kiệm, từ bảo tàng miễn phí, kiến trúc cuốn hút đến các hoạt động vừa túi như tour tham quan và chợ địa phương.

Chứng lệch múi giờ không mấy dễ chịu, nhưng chỉ một giờ sau khi đến London, tôi đã ngồi trong căn phòng cổ kính từ năm 1868 tại Bảo tàng Victoria & Albert, thưởng thức bánh chanh - mâm xôi - hạt dẻ cười trị giá 7 USD. Không gian mái vòm, kính màu và giấy dán tường William Morris khiến mọi thứ xứng đáng.

Là thành phố có chi phí sinh hoạt cao, London vẫn cho phép du khách tiếp cận với hàng loạt bảo tàng, công trình kiến trúc miễn phí và hệ thống giao thông công cộng dễ di chuyển. Khách sạn có thể đắt, nhưng thường bao gồm thuế, bữa sáng và không có khoản phí phụ bất ngờ. Tip không bắt buộc, giúp tôi tiết kiệm thêm 15-20% mỗi bữa ăn.

Tôi chọn trải nghiệm 3 khu phố khác nhau, từ trung tâm đến ngoại ô, để đánh giá sự đánh đổi giữa chi phí và vị trí. Nhờ kết hợp các điểm đến miễn phí, bữa ăn 4 bảng Anh và vài khoản chi giải trí hợp lý, tôi tiết kiệm khoảng 200 USD mỗi ngày.

Tôi bắt đầu hành trình bằng chuyến tàu Heathrow Express (25 bảng Anh) để rút ngắn thời gian đến trung tâm. Vé tàu điện ngầm rẻ hơn (5,6 bảng Anh), nhưng mất nhiều thời gian hơn. Với thẻ thanh toán điện tử, chi phí đi lại trong ngày bị giới hạn ở mức 8,9 bảng Anh.

Lệch múi giờ khiến tôi nhanh chóng đăng ký tour “Secret London” của Fun London Tours (18 bảng Anh), kéo dài 90 phút. Hướng dẫn viên Joe Brown, một cựu tài xế taxi hóm hỉnh, đưa nhóm qua các địa điểm ít người biết như đồn cảnh sát ngụy trang trong cột đèn, hẻm Goodwin’s Court với kiến trúc từ thế kỷ 17 và ngọn đèn cuối cùng còn sử dụng khí thải từ hệ thống cống rãnh để thắp sáng, gần khách sạn Savoy.

Tôi nghỉ đêm ở khu Brick Lane phía Đông. Căn phòng ấm cúng nằm trên nhà hàng sành điệu của khách sạn Buxton (150 bảng Anh, bao gồm bữa sáng). Gần đó là khu chợ và hàng quán do người Bangladesh điều hành, có các tiệm bánh bán beigel thịt bò muối (8 bảng Anh) và những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố rực rỡ.

Tại bảo tàng Tate Britain mở cửa miễn phí, tôi chiêm ngưỡng bức tranh London: The Old Horse Guards from St James’s Park của họa sĩ Venice - Canaletto, người từng sang London để chứng minh mình không phải kẻ đạo nhái. Phòng trưng bày còn giới thiệu tác phẩm của Sargent và Turner.

London anh 7

Tàu Uber của Thames Clippers là phương tiện thuận tiện và đẹp mắt để tham quan và ghé thăm các địa điểm dọc theo bờ sông.

London anh 8

Tôi trả 9 bảng Anh cho chuyến đi tàu tham quan 6 điểm dừng đến Borough Market.

Tôi tiếp tục di chuyển bằng tàu Thames Clippers (9 bảng Anh), lướt qua 6 điểm dừng từ Westminster đến Southwark. Dọc theo khu vực South Bank ven sông Thames, tôi dừng chân tại chợ Borough, một mê cung ẩm thực với hải sản, paella, risotto và ciabatta thịt lợn (12 bảng Anh), đủ ăn hai người.

Tôi đến thăm đường hầm Leake Street, nằm gần ga Waterloo (một nhà ga lớn ở London). Đây là địa điểm có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp của nghệ sĩ đường phố Banksy, vì ông từng bắt đầu sự nghiệp graffiti tại đây. Nghệ sĩ đường phố Banksy bắt đầu vẽ tranh trong đường hầm Leake Street dài gần 300m bị bỏ hoang vào năm 2008. Ngày nay, nơi đây là phòng trưng bày các tác phẩm sơn phun tự do thay đổi (miễn phí).

Tôi quan sát Marc Craig, một nghệ sĩ thường trú, đang hoàn thiện bức tường và được nghe ông chia sẻ: "Ở đây, đó là một trò chơi vô tận".

Sau đó, tôi di chuyển đến Dalston, nơi có Curve Garden, công viên ngoài trời được cải tạo từ đường ray cũ và tiệm bánh Dusty Knuckle bán bánh mì chua (5 bảng Anh), bánh sừng bò (3 bảng Anh).

Tôi nghỉ tại Luxury Inn (110 bảng Anh, kèm bữa sáng), một nhà trọ kiểu gác xép với không gian chung thoáng đãng, nhưng nằm cách xa Soho, khu phố có cuộc sống sôi động về đêm.

Để đến Soho, tôi di chuyển mất 40 phút bằng xe buýt 2 tầng vào giờ cao điểm. Bù lại, tôi kịp thưởng thức bữa tối Đài Loan (20 bảng Anh) tại đây và xem Cabaret tại Nhà hát Playhouse, nay là Kit Kat Club với vé rẻ ở hàng ghế cuối (50 bảng Anh).

Ngày cuối, tôi ở khách sạn Judd khu Bloomsbury (154 bảng Anh, gồm bữa sáng). Tôi ghé Cabmen’s Shelter, một chốt gỗ mini từ năm 1875, nơi chỉ tài xế taxi mới được vào trong, nhưng khách vãng lai vẫn có thể mua bữa sáng giá rẻ (5 bảng Anh).

London anh 11

Chỉ các tài xế taxi mới được vào bên trong quán ăn mang tên Cabmen’s Shelter ở quảng trường Russell, những khách khác phải mua đồ mang đi qua cửa sổ phục vụ bên ngoài.

Gần đó, tôi vào Bảo tàng Anh (miễn phí), khám phá các phòng trưng bày nổi bật như tượng Ai Cập hay hiện vật tàu chôn Sutton Hoo. Buổi trưa, tôi nghe hòa nhạc cổ điển giá 10 bảng Anh tại St. Martin-in-the-Fields. Trước đó, tôi dùng bữa trưa trong tầng hầm vòm gạch tại Café in the Crypt với hai đĩa salad ngon miệng chỉ 4 bảng Anh. Tôi đánh giá đây là món ăn hời nhất chuyến đi.

Tối đến, tôi thử vận may tại một rạp chiếu phim kiêm quán rượu ở Earl’s Court. Tiếc là quán đóng cửa, nhưng buổi diễn The Silver Cord (35 bảng Anh) tại Nhà hát Finborough đã bù lại.

Trước khi rời London, tôi ghé khu phố Tàu, mua một chiếc crepe 5 bảng Anh từ quầy Chinese Tapas House và ngắm nhìn dòng người – sân khấu đường phố không bao giờ đóng màn.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

Ngày không mặc quần đi metro ở London

Một số người dân London (Anh) cởi bỏ quần bất chấp thời tiết âm độ C hôm 12/1 để hưởng ứng sự kiện No Trousers Tube Ride (không mặc quần đi tàu điện ngầm) hàng năm, theo Guardian.

4 khách sạn cho trải nghiệm hoàng gia ở London

Những khách sạn này có thể đem lại cho du khách trải nghiệm được phục vụ như người của hoàng gia.

Quỳnh Trang

Ảnh: Alice Zoo/The News York Times

Bạn có thể quan tâm