Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 sắc thái của SARS-CoV-2 tại Việt Nam

“Dich bệnh Covid-19 tại nước ta đã xuất hiện đúng sắc thái đa dạng của một bệnh lý hô hấp”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết qua quan sát, tìm hiểu và thống kê tình hình dịch bệnh, ông rút ra được 4 nhóm sắc thái cơ bản của dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Nhóm đầu tiên là những người có triệu chứng nhẹ, không rõ ràng như đau mỏi người. Thông thường, những trường hợp này có thể tự mua thuốc uống và hết các triệu chứng như trường hợp bệnh nhân ở thôn Hạ Lôi hay nhân viên nhà máy Samsung.

Nhóm thứ hai là những người có triệu chứng bất ngờ như sốt, đau rát họng, khó chịu… một cách bất thường như trường hợp nữ bệnh nhân là điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhóm thứ 3 là những bệnh nhân gặp biến chứng nặng trong quá trình điều trị, phải thở máy, lọc máu thậm chí can thiệp ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể).

Theo bác sĩ Khanh, nhóm sắc thái mới nhất và cũng là nhóm “hấp dẫn” nhất là trường hợp hết bệnh nhưng dương tính trở lại chuyển sang người mang trùng. Trường hợp này trong y văn có ghi nhận, nghĩa là sau khi hết bệnh, họ chưa đẩy hết virus ra và trở thành người mang trùng.

“Theo tôi, dịch bệnh tại nước ta đã xuất hiện đúng sắc thái đa dạng của một bệnh lý hô hấp”, bác sĩ Khanh nói.

sac thai cua SARS-CoV-2 anh 1

Virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam xuất hiện đúng sắc thái của bệnh lý hô hấp. Ảnh: The Guardian.

Chuyên gia này cho rằng khi xác định được những nhóm đối tượng và các trường hợp tại nước ta, việc phòng ngừa vẫn không thay đổi. Đặc biệt, nguy cơ vẫn còn, thái độ của chúng ta đối với dịch bệnh phải càng mạnh hơn, càng bảo vệ đối tượng nguy cơ.

Điều này khiến virus lây lan chậm lại đến mức khiến nó tự thuần hoặc chờ đến khi có vắc xin. Nếu buông lỏng phòng hộ cá nhân và không tuân thủ giãn cách, số ca bệnh tăng lên ngày càng nhiều lên thì ngành y tế không thể chịu nổi.

“Đợt bệnh đầu tiên, chúng ta thấy chủ yếu là nhóm người ở Vũ Hán về, tất cả đều biểu hiện bệnh nhẹ. Đợt 2, người bệnh chủ yếu từ châu Âu, Hàn Quốc, Malaysia…, có bệnh nhân nặng, trong khi những ca mới phát hiện trong cộng đồng thì nhẹ, theo tôi đây là điều khá lạ”, bác sĩ Khanh cho biết thêm.

Chuyên gia nhận định hiện nay, virus SARS-CoV-2 đã tấn công vào đối tượng người lao động trong cộng đồng. Dù thời gian gần đây không ghi nhận thêm ca mắc mới, người dân không nên chủ quan. Nếu buông lỏng giãn cách xã hội, không tuân thủ quyết liệt, chính người lao động sẽ trở thành nguy cơ và lây bệnh cho gia đình, hàng xóm… lúc này hậu quả sẽ nặng nề hơn nếu không có cách phòng ngừa quyết liệt.

Trả lời câu hỏi Việt Nam liệu đã qua đỉnh dịch hay chưa, bác sĩ Khanh cho biết việc có qua đỉnh dịch hay không phụ vào sự can thiệp của con người.

“Nếu chúng ta buông thỏng thoải mái thì mới có đỉnh dịch. Nếu tất cả cùng nhau làm, cùng phòng hộ thì sẽ không có đỉnh dịch. Hiện nay không loại trừ trường hợp nhiều người không triệu chứng có thể tự hết bệnh, tuy nhiên đối tượng này sẽ lây nhiễm cho rất nhiều người”, bác sĩ Khanh nói.

Sinh viên ngành quân đội tình nguyện hiến máu trong đại dịch Covid-19 Đợt hiến máu tình nguyện do Đoàn Thanh niên BV Trung ương Quân đội 108 và ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ chức.

Thêm 3 người mắc Covid-19 dương tính lại sau khi khỏi bệnh

Bệnh nhân 207, 224 (TP.HCM) và 74 ở Phú Thọ có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại với SARS-CoV-2.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm