Tôi thấy báo đài đôi khi cảnh báo về dịch bệnh đau mắt đỏ bùng phát, nhưng lại có trường hợp nói rằng bệnh này không lây lan. Xin hỏi cụ thể bệnh này do đâu và có lây thành dịch không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ
Viêm kết mạc (conjunctivitis) hay đau mắt đỏ là bệnh phổ biến ở mắt khi lòng trắng mắt bị viêm nhiễm và có màu đỏ hoặc hồng.
Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ đến từ virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác bao gồm dính hóa chất, đeo kính áp tròng, có dị vật trong mắt, ô nhiễm không khí, bị nấm và ký sinh trùng. Bệnh có thể lây lan nếu do vi khuẩn hoặc virus.
Đau mắt đỏ do virus: Có thể nhiễm trùng do một số loại virus gây ra, chẳng hạn adenovirus. Trường hợp này rất dễ lây lan và có thể bùng phát trên diện rộng tùy thuộc vào chủng virus.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn phổ biến gây đau mắt đỏ bao gồm Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Bệnh có thể lây lan dễ dàng, đặc biệt với một số loại vi khuẩn và môi trường nhất định. Trường hợp này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em.
Đau mắt đỏ do dị ứng: Là phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng, chẳng hạn phấn hoa từ cây, thực vật, cỏ và cỏ dại, vảy da từ vật nuôi, các loại thuốc, mỹ phẩm. Bệnh thường xuất hiện ở những người đang mắc các tình trạng dị ứng khác như sốt, hen suyễn và viêm da dị ứng. Trường hợp mắc bệnh do dị ứng không lây lan.
Đau mắt đỏ do yếu tố bên ngoài: Tiếp xúc phải khói, bụi, hóa chất, khí thải cũng có thể gây bệnh, dù không lây lan. Ngoài ra, có trường hợp mắc bệnh do đeo kính áp tròng quá lâu và không vệ sinh kỹ càng.
Khó để xác định trường hợp đau mắt đỏ là do đâu vì những triệu chứng tương tự, dù có một số khác biệt tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Lòng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng.
- Sưng kết mạc.
- Thường xuyên chảy nước mắt.
- Cảm giác như có vật thể lạ ở mắc, khiến muốn dụi mắt.
- Ngứa, kích ứng hoặc nóng, rát ở mắt.
- Đóng vảy ở mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt vào buổi sáng.
- Không thoải mái khi đeo kính áp tròng.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.