Theo đà phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu nhân sự cao cấp trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng tăng. Do đó, thạc sĩ khối ngành kinh doanh trở thành chương trình học được quan tâm nhờ giá trị cạnh tranh mang lại cho người học. Tuy nhiên, để lựa chọn được chương trình và trường phù hợp, bạn nên cân nhắc 3 tiêu chí dưới đây.
Điều kiện tuyển sinh của trường
Đa phần chương trình đào tạo thạc sĩ yêu cầu người học có nền tảng chuyên môn hoặc kinh nghiệm việc làm ở lĩnh vực tương ứng. Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng chuyên môn sang lĩnh vực kinh doanh nhưng có bằng cử nhân thuộc lĩnh vực khác, hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc, người học nên tìm kiếm những trường có đầu vào không yêu cầu hai yếu tố trên.
Yêu cầu đầu vào linh hoạt tăng cơ hội theo học chương trình thạc sĩ kinh doanh cho sinh viên quốc tế. Ảnh: Education New Zealand. |
Đơn cử, chương trình thạc sĩ khối ngành kinh doanh của Đại học Auckland (New Zealand) có yêu cầu tương đối linh hoạt. Người học được yêu cầu tốt nghiệp cử nhân bằng B hoặc điểm trung bình 7.0/10.0, IELTS 6.5 trở lên. Ngành học ở bậc cử nhân của bạn có thể về lĩnh vực kinh doanh hoặc nhóm ngành liên quan, như kỹ thuật, khoa học, công nghệ và có thể không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh đó, các trường New Zealand cũng cho phép người học chuyển đổi linh hoạt. Trong trường hợp không thể tiếp tục chương trình thạc sĩ đang theo học, sinh viên có thể lựa chọn chuyển đổi các môn đã học sang chương trình chứng chỉ sau đại học tương ứng.
Mục tiêu của bạn trong tương lai
Một tiêu chí quan trọng khác cần cân nhắc khi chọn trường học thạc sĩ lĩnh vực kinh doanh là cơ hội làm việc trong tương lai. Người học có thể cân nhắc những ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực cao và tiềm năng thăng tiến trong thị trường việc làm. Hiện New Zealand có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ kinh doanh với các ngành rất hấp dẫn về công nghệ số, phát triển bền vững, kinh doanh toàn cầu...
Môi trường quốc tế giúp bạn mở rộng mối quan hệ và cơ hội việc làm. Ảnh: Education New Zealand. |
Lựa chọn những trường có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp cũng mang đến nhiều lợi ích cho người học. Anh Nguyễn Tiến Dũng (Thạc sĩ Tài chính ứng dụng và kinh tế, ĐH Canterbury, New Zealand) cho biết, ngay trong học kỳ thứ 2, anh đã có cơ hội thực tập với Ngân hàng đầu tư Northington Partners Ltd. Nhờ đó, anh tích lũy được kinh nghiệm làm việc với dự án thực tế, cũng như các kỹ năng quan trọng cho công việc sau này.
New Zealand còn ghi điểm nhờ có chính sách visa làm việc 3 năm dành cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp cử nhân trở lên, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với môi trường làm việc quốc tế và tự tin cạnh tranh trên thị trường việc làm toàn cầu.
Uy tín và thứ hạng của trường trên thế giới
Ngoài kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ, bằng cấp từ những trường có thứ hạng cao trên toàn cầu sẽ là điểm sáng, tạo lợi thế nổi bật cho bạn khi tham gia ứng tuyển vào những vị trí cao cấp tại tập đoàn quốc tế. Theo đó, sinh viên nên tham khảo các bảng xếp hạng uy tín như QS Ranking, Time Higher Education, AACSB International (Association to Advance Collegiate Schools of Business)… để lựa chọn trường theo học.
Thứ hạng và uy tín của trường sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Ảnh: ENZ. |
Xét theo các bảng xếp hạng này, New Zealand được thế giới đánh giá cao về chất lượng đào tạo nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng khi tất cả 8 trường đại học của quốc gia này nằm trong top 3% của thế giới (QS Ranking 2020). ĐH Auckland và ĐH Waikato nhận được chứng nhận Triple Crown từ tổ chức AACSB International (chỉ 1% trường đào tạo về lĩnh vực kinh doanh trên thế giới được trao chứng nhận này).
ĐH Massey, ĐH Công nghệ Auckland và ĐH Canterbury cũng nằm trong top 5% trường kinh doanh hàng đầu thế giới theo AACSB International. Còn bằng MBA của ĐH Otago xếp hạng 1 thế giới theo QS Ranking for online MBA 2020.
Mức học phí phù hợp khả năng tài chính
Tài chính là một trong những tiêu chí sinh viên cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Để có thể tối ưu trải nghiệm, bạn nên lựa chọn trường có học phí và chi phí sống phù hợp với khả năng tài chính của mình. Ngoài ra, những trường có chính sách học bổng, làm thêm từ Chính phủ sở tại, thời gian học ngắn cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.
Chương trình và địa điểm học phù hợp với khả năng tài chính sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn. Ảnh: ENZ. |
Đây cũng là một tiêu chí giúp New Zealand trở thành điểm du học được nhiều sinh viên lựa chọn cho chương trình thạc sĩ nhóm ngành kinh doanh.
Học phí trung bình tại đây dao động từ 41.000 đến 82.000 NZD/khoá học, tùy chương trình đào tạo. Phần lớn khóa học thạc sĩ kéo dài 12-18 tháng, ngắn hơn so với nhiều quốc gia khác. Đi cùng đó, chi phí sinh hoạt tại đây cũng được đánh giá là không quá cao.
Không chỉ có mức học phí cạnh tranh, chi phí sinh hoạt dễ chịu, các trường tại quốc gia này còn có nhiều học bổng giá trị (10.0000-30.000 NZD) cho sinh viên quốc tế.
Chính phủ New Zealand cũng hỗ trợ sinh viên quốc tế làm thêm bán thời gian trong khi học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ, góp phần tăng trải nghiệm và kỹ năng.
Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) sẽ tổ chức chuỗi hội thảo về chương trình thạc sĩ nhóm ngành kinh doanh - “Business Master Degrees for the Future” vào tháng 6. Đây là cơ hội để bạn đọc cập nhật thông tin mới nhất về học bổng, quyền lợi sinh viên và triển vọng nghề nghiệp của các khoá học Business Master, từ đại diện của 6 trường đại học hàng đầu New Zealand. Ngoài ra, bạn còn được gặp gỡ, nhận tư vấn từ các cựu sinh viên, sinh viên đang trực tiếp theo học.
Buổi 1: 12h - 13h, ngày 11/6; diễn giả đến từ ĐH Auckland, ĐH Canterbury, ĐH Waikato. Bạn đọc đăng ký tại đây.
Buổi 2: 10h - 11h, ngày 13/6; diễn giả đến từ ĐH Công nghệ AUT, ĐH Massey, ĐH Otago. Bạn đọc đăng ký tại đây.