Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4.147 người mắc Covid-19 trong ngày 7/10, TP.HCM có 1.730 ca

Số ca mắc Covid-19 cả nước giảm 209 ca so với hôm qua, trong đó TP.HCM hạ 230 trường hợp.

  • Tổng số ca mắc mới trong ngày là 4.147, ghi nhận tại 43 tỉnh, thành phố.
  • Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 5.147 ca/ngày.
  • Số bệnh nhân qua đời là 120 trường hợp. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 131 ca.
  • Trong 24 giờ qua, 1.086.638 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.

Ca nhiễm tiếp tục giảm

3 tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn TP.HCM Bình Dương Đồng Nai
6/10 F0 1960 852 534
7/10
1730 840 589

Tính từ 17h ngày 6/10 đến 17h ngày 7/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.150 ca nhiễm mới, trong đó, 3 ca nhập cảnh và 4.147 ca ghi nhận trong nước (giảm 209 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.986 ca trong cộng đồng).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó gồm: TP.HCM (-230), Trà Vinh (-31), Bình Thuận (-28).


Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Đồng Nai (55), Tây Ninh (43), Hậu Giang (30).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 5.147 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 826.837 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.399 ca nhiễm).

Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 822.238 ca. Trong đó, 753.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước gồm: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.

Chín tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (405.184), Bình Dương (219.652), Đồng Nai (53.140), Long An (33.099), Tiền Giang (14.359).

Về điều trị, vaccine

Tình hình điều trị: Trong ngày 7/10, Bộ Y tế công bố 1.402 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 758.488 người.

Cùng ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 120 ca tử vong tại TP.HCM (92), Bình Dương (19), Đồng Nai (3), Cần Thơ (2), Bến Tre (1), Tiền Giang (1), Đắk Nông (1), Long An (1).

Bộ Y tế cũng bổ sung 5 ca tử vong tại Ninh Thuận trong thời gian trước đó.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 131 người. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.223 người, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc.

Về xét nghiệm: Trong 24 giờ qua, Việt Nam đã thực hiện 127.420 xét nghiệm cho 187.746 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện là 19.625.575 mẫu cho 55.108.805 lượt người.

Về tiêm vaccine: Trong ngày 6/10, 1.086.638 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số đã được tiêm là 49.254.925 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 36.448.527 liều, tiêm mũi 2 là 12.806.398 liều.


Sáng 7/10, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự báo trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta còn diễn biến khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

“Thế giới khó có thể kiểm soát dịch bệnh một cách tuyệt đối, do đó, cần phải có chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, thích ứng an toàn, linh hoạt hoặc sống chung với dịch bệnh”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Đảng, Trung ương yêu cầu đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh để xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp; đồng thời, sớm xây dựng kịch bản tăng trưởng mới cho thời kỳ "hậu Covid-19", đưa ra giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Lỡ lịch tiêm phòng cho trẻ do Covid-19, phụ huynh cần làm gì? Những mũi tiêm vaccine cho trẻ em trong 6 tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng. Nếu không sớm tiêm bổ sung, trẻ có thể mắc bệnh nặng và để lại di chứng nặng nề.

Giải pháp phòng dịch cho các tỉnh có người trở về từ TP.HCM

Theo PGS Đỗ Văn Dũng, các địa phương cần đưa ra chính sách phù hợp tình hình dịch nhưng nên có sự thông cảm với người dân.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm