Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 biểu hiện phổ biến do vi khuẩn tụ cầu ai cũng cần biết

Tụ cầu là loại vi khuẩn có độc tính cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh, gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Tụ cầu là loại vi khuẩn có độc tính cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh, gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng. Ảnh: Openaccessgovernment.

Vi khuẩn tụ cầu vàng là loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm vì chúng gây bệnh rất đa dạng và đặc biệt có khả năng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh.

Vi khuẩn tụ cầu có lây không?

Vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) có 3 loại, gồm:

  • Tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus)
  • Tụ cầu da (Staphylococcus Epidermidis)
  • Tụ cầu hoại sinh (Staphylococcus Saprophyticus).

Trong 3 loại trên thì tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gây nhiều bệnh nhất và có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Tụ cầu vàng gây bệnh rất đa dạng, chúng xâm nhập hoặc xuyên qua da và có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, thường là nhiễm trùng da, làm loét da và cũng có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng trong máu, nhiễm trùng xương, các mô và thậm chí viêm màng não.

Vi khuẩn tụ cầu vàng được tìm thấy gần như khắp nơi trong tự nhiên, trên da và niêm mạc của động vật máu nóng. Cứ khoảng 3 người trong số 10 người khỏe mạnh có thể có vi khuẩn tụ cầu vàng trên người và hầu hết mọi người đều không biết họ đang có mang vi khuẩn tụ cầu vàng trong người.

Trên thực tế ghi nhận đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng đều tìm thấy vi khuẩn này trên da. Chúng thường xâm nhập thông qua vết thương hoặc vết cắt. Một số trường hợp đặc biệt, tụ cầu vàng xâm nhập vào bên trong cơ thể gây nhiễm trùng một số cơ quan, gây ra những hệ lụy nguy hiểm.

vi khuan tu cau anh 1

Tụ cầu là một loại vi khuẩn có độc tính cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh.

Biểu hiện khi nhiễm tụ cầu

Thường thì các trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu dễ gặp các triệu chứng lâm sàng sau:

- Nhiễm trùng da: Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ thường là ở mặt, tay hoặc chân.

Các tổn thương thường thấy là:

- Nhọt, túi mủ: Phát triển trong nang lông hoặc tuyến dầu. Vùng da trên khu vực bị nhiễm bệnh thường trở nên đỏ và sưng. Đối với trẻ thường ở vùng gần mép mí mắt do trẻ hay dùng tay dụi vào mắt nên là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lây lan.

- Chốc lở: Thường có những mụn nước lớn có thể tiết ra chất lỏng và phát triển lớp vỏ màu mật ong.

- Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng các lớp sâu hơn của da - gây đỏ da và sưng trên bề mặt da thường là chân. Khi khu vực này lan rộng, trẻ có thể cảm thấy sốt và ốm.

- Hội chứng bỏng da do tụ cầu: Thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ bị sốt, phát ban và đôi khi mụn nước. Khi các mụn nước vỡ, lớp da trên cùng bong ra, bề mặt da trở nên đỏ và thô trông giống như một vết bỏng. Bệnh này ảnh hưởng đến cơ thể giống như bỏng nặng và cần được điều trị trong bệnh viện.

- Nhiễm trùng da: Có thể gây phồng rộp, áp xe, đỏ, chốc lở, nhọt và sưng ở khu vực bị nhiễm bệnh. Các biểu hiện toàn thân hiếm gặp nhưng nếu các tổn thương lan rộng thì có thể làm người bệnh sốt, mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém

Ngộ độc thực phẩm: Buồn nôn và ói mửa, bệnh tiêu chảy, mất nước, huyết áp thấp

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Thường là đầu gối, vai, hông và ngón tay hoặc ngón chân. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể là sốt, sưng khớp, đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng.

Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu): Xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào máu của người bệnh thông qua vết trầy xước. Sốt và huyết áp thấp là dấu hiệu của nhiễm trùng máu. Mủ hoặc chất lỏng đục có thể chảy ra từ vết thương.

Hội chứng sốc nhiễm trùng: Sốt cao, mạch nhanh, tụt huyết áp, buồn nôn và ói mửa, phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân giống như bị cháy nắng, đau cơ, bị tiêu chảy, đau bụng.

Vì vậy, khi xuất hiện một vùng da đỏ, bị sưng hoặc đau, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có rốn chảy mủ hoặc đỏ quanh chân rốn; Sốt và nổi nhiều mụn mủ; Mụn, nhọt không biến mất trong nhiều ngày... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Lời khuyên thầy thuốc

Vì tụ cầu rất dễ lây lan qua tay bị nhiễm bẩn, chúng ta cần thực hành vệ sinh nghiêm ngặt. Đây là cách ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hiệu quả nhất. Mọi người cần vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm rửa hàng ngày với nước sạch, nhất là với trẻ sơ sinh có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa mồ hôi, bã nhờn và người lớn cũng nên rửa tay sạch mỗi khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.

Ngoài ra hạn chế tiếp xúc với các bề mặt nhiều người sử dụng, đặc biệt tại các khu công cộng như: Thanh tay vịn, vòi nước, tay nắm cửa...

Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ sạch những vết trầy xước trên da, không tự ý dùng kháng sinh hay thuốc bôi, đắp lá và không được cào xước vùng da bị viêm…

Cần điều trị triệt để các bệnh ngoài da để tránh tụ cầu xâm nhập qua đường máu. Tốt nhất nên đi khám để bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp. Không được dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn, quần áo…) với người bị nhiễm tụ cầu.

Cơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian

Người phải đối diện với trạng thái căng thẳng liên tục sẽ chóng già hơn, cơ thể của họ lão hóa nhanh hơn. Kéo theo đó là nhiều bệnh tật liên quan tới huyết áp, rối loạn chuyển hóa.

Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.

Những điều càng 'lười' cơ thể càng khỏe mạnh

Chăm chỉ sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng có một số điều càng "lười" càng tốt cho sức khỏe, giúp bạn sống lành mạnh hơn.

Tai sao can peel da? hinh anh

Tại sao cần peel da?

0

Chemical Peel (lột da) là phương pháp sử dụng các axit chứa thành phần AHA (alpha hydroxy acid) các BHA, PHA, TCA... để làm chết có kiểm soát lớp tế bào bề mặt bên ngoài da.

https://suckhoedoisong.vn/5-bieu-hien-pho-bien-do-vi-khuan-tu-cau-ai-cung-can-biet-169240830212517479.htm

Th.Bs Nguyễn Văn Hồng / Sức khỏe & Đời sống

Bạn có thể quan tâm