Mục tiêu cuối cùng của người lãnh đạo là tạo ra môi trường hợp tác trong đó các thành viên không ngần ngại đóng góp ý kiến, chứ không phải là môi trường chỉ đề cao tiếng nói của cấp trên.
David Marquet, tác giả của Leadership is Language: The Hidden Power of What You Say – and What You Don’t, cho biết có nhiều người sếp chỉ coi trọng quan điểm cá nhân và sử dụng quá nhiều mệnh lệnh với nhân viên.
Nhưng nếu không kiểm soát tốt ngôn ngữ của mình, cấp trên sẽ khó lòng được cấp dưới tin tưởng và tôn trọng. Lựa chọn cẩn thận ngôn từ có thể cải thiện việc ra quyết định và định hướng chung cho tổ chức.
Dưới đây là những điều một người sếp tốt sẽ không bao giờ nói với nhân viên:
Thông tin cá nhân, bí mật
Những nhà lãnh đạo đích thực chiếm được lòng tin của nhân viên bằng cách luôn ưu tiên tính bảo mật.
Jeri Denniston, cố vấn doanh nghiệp nhỏ ở Maricopa SBDC, Arizona, cho biết: "Đừng bao giờ chia sẻ với người khác bất cứ điều gì mà một nhân viên đã bí mật nói với bạn. Làm như vậy sẽ phá hủy niềm tin, là thiếu tôn trọng cá nhân và hủy hoại khả năng cố vấn, huấn luyện nhân viên của bạn".
Cấp trên cần tôn trọng chuyện riêng tư của nhân viên. |
Tự khen chính mình
Những ông chủ tốt không cảm thấy cần phải tự khẳng định mình thông minh và có năng lực như thế nào.
Maynard Brusman, nhà tâm lý học tư vấn và huấn luyện viên điều hành tại Working Resources, cho biết: "Nên dừng việc tự khen chính mình. Nhân viên coi những người chủ có hành vi như vậy là kiêu ngạo và trịch thượng".
Không nói xấu cấp trên với cấp dưới
Nếu không đồng tình với quản lý cấp trên, tốt nhất hãy giữ điều đó cho riêng mình. Chia sẻ sự bất mãn đó với cấp dưới sẽ chỉ khiến nhân viên rơi vào tình thế khó xử.
Barb McEwen, người sáng lập và chủ tịch của 20/20 Executive Coaching, cho biết: "Người quản lý không nên nói với nhân viên về bất kỳ bất đồng hoặc vấn đề cá nhân nào trong đội ngũ lãnh đạo. Bạn phải thể hiện sự nhất trí, đoàn kết trong ban lãnh đạo để nhân viên cảm thấy tin tưởng với mọi quyết định, định hướng của công ty".
Người sếp tốt sẽ không bao giờ áp đặt cấp dưới. |
"Hãy làm những gì tôi nói vì tôi là người chịu trách nhiệm"
Dùng quyền lực để áp đặt, buộc nhân viên nghe và làm theo sẽ không giúp bạn xây dựng một đội ngũ tuyệt vời hoặc thúc đẩy sự gắn kết, lòng trung thành của cấp dưới.
Joel Garfinkle, người sáng lập và chủ sở hữu của Garfinkle Executive Coaching, cho biết: "Hành vi này chính là lợi dụng chức danh và cấp bậc trong công ty. Bạn không thể bắt nhân viên luôn ngoan ngoãn nghe theo mọi mệnh lệnh của mình".
Nói về các vấn đề cá nhân
Ngay cả trong môi trường làm việc thân thiết, việc sếp thảo luận các vấn đề cá nhân với nhân viên vẫn là điều không tốt.
Trisha Scudder, người sáng lập Executive, cho biết: "Với vai trò lãnh đạo, bạn cần có khả năng gạt bỏ tâm trạng, sự nghi ngờ và cuộc tranh cãi buổi sáng với vợ/chồng sang một bên để tập trung cho công việc và các mục tiêu ở công ty".
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.