Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị nhẹ.

Bác sĩ Trần Văn Chiển, khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết rối loạn chuyển hóa lipid máu (rối loạn mỡ máu) là một trong các triệu chứng quan trọng của hội chứng chuyển hóa. Chúng có thể trực tiếp gây nên một số bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ não...

Nguồn gốc rối loạn mỡ trong máu chủ yếu là từ thực phẩm. Vì vậy, người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Theo bác sĩ Chiến, trên thực tế, nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị nhẹ. Dưới đây là một số hoa quả chúng ta nên dùng khi mỡ máu cao.

Dưa leo

Dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol. Chúng có thể làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo và có tác dụng giảm cân.

roi loan mo trong mau anh 1

Nguồn gốc rối loạn mỡ trong máu chủ yếu là từ thực phẩm. Ảnh: East-fruit.

Mướp đắng

Mướng đắng rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất. Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu.

Sơn tra

Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Chúng có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm mỡ máu.

Tuy nhiên, sơn tra có vị chua, dùng lâu dài có thể xuất hiện ợ chua, khó chịu ở dạ dày hoặc đau dạ dày, buồn nôn, đi lỏng, có thể tăng mức độ của bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng. Vì vậy, dùng sơn tra tốt nhất là sau bữa ăn, không nên ăn lúc đói.

Táo

Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, một loại chất xơ tan trong nước. Pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến một sự giảm hấp thụ cholesterol từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, người mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.

Chuối

Chuối vị ngọt tính hàn, tác dụng chủ yếu là thanh lọc trường vị, trị táo bón. Ngoài ra, loại quả này còn thanh nhiệt, nhuận phế, giảm phiền khát, giải độc rượu... Cuống quả chuối có tác dụng giảm cholesterol.

Kiwi

Kiwi chứa nhiều arginine, có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong hệ tuần hoàn, hạn chế hình thành các cục máu đông, giảm tỷ lệ phát sinh một số bệnh tim mạch như mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim...

Kiwi còn chứa nhều vitamin C,E,K, ít chất béo, nhiều dinh dưỡng và chất xơ.

Loại hormone nào tạo ra động lực cho con người?

Để khiến chúng ta nỗ lực hơn khi tìm kiếm, học tập, và đạt được tiến bộ, mức dopamine tăng lên trước và trong quá trình những hoạt động này diễn ra, rồi giảm xuống dưới mức cơ sở trước đó. Cuốn sách Cho đời nhẹ lên cao - Giải mã sáu hormone hạnh phúc hướng dẫn cách sử dụng sáu hormone quan trọng được sản xuất tự nhiên trong cơ thể để tạo ra công thức độc đáo làm thay đổi cuộc sống của bạn.

Thực phẩm càng ăn mỡ máu càng tăng

Ăn nhiều đồ ăn chiên rán, bánh ngọt, đồ ăn nhanh hay thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu, gây hại cho cơ thể.

Cách ăn thịt đỏ mà không tăng mỡ máu

Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư.

Hai 'thủ phạm' quen thuộc gây nhồi máu cơ tim

Nếu tình trạng rối loạn mỡ máu và huyết áp cao diễn ra trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm