Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 năm đau đớn vì hoại tử gót chân

Mắc căn bệnh viêm xương, bà Nguyễn Thị Phước phải dùng rất nhiều kháng sinh nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, thận chí gót chân còn bị hoại tử, gây đau đớn.

Bà Nguyễn Thị Phước (58 tuổi, phường Thuận Hòa, Huế) từng mang trong mình căn bệnh viêm xương gót, vết thương bị hoại tử và nhiễm trùng nặng đã kéo dài hơn 5 năm. 

Bà Phước cho biết: "Tôi dùng thuốc quá nhiều  nên bị kháng thuốc. Các bác sĩ mổ và làm kháng sinh đồ nhưng không mang lại kết quả khả quan". 

Bác sĩ Nguyễn Đăng Nhật, giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viên Trung ương Huế trực tiếp đứng ra điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị Phước cho hay, thuốc kháng sinh từ trước đến nay được xem như vị cứu tinh của nhiều bệnh tật.

Khi không còn công hiệu nữa, đồng nghĩa với việc kháng kháng sinh xảy ra, bệnh nhân có thể đối mặt với những nguy cơ biến chứng. Đây là bài toán nan giải cho bác sĩ Nhật và các công sự trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Chua lanh vet thuong bang tia Plasma anh 1
Bàn chân bà Nguyễn Thị Phước trước và sau khi được chữa lành. Ảnh: PV.

Tia hi vọng mới lóe lên với bà Nguyễn Thị Phước khi bệnh nhân này là người đầu tiên được sử dụng công nghệ mới bằng tia Plasma. 

Bác sĩ Nhật cho biết tiến trình điều trị bằng tia Plasma dùng trong 6 phiên, mỗi phiên 15 lần chiếu, mỗi lần chiếu khoảng 10 giây và nghỉ 2 giây. Phương pháp này đã giúp tình trạng viêm, hoại tử gót chân được cải thiện. Sau 6 phiên vết thương tự lành và bệnh nhân hết đau đớn. 

Công nghệ điều trị này được nghiên cứu và phát triển bởi TS Đỗ Hoàng Tùng và TS Nguyễn Thế Anh (Viện Vật lý - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015.

TS Đỗ Hoàng Tùng cho biết, máy phát tia Plasma lạnh dựa trên nguyên lý Plasma hồ quang trượt, là công cụ điều trị mới trong chữa liền vết thương, da liễu, làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, có tác dụng diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc. Đồng thời, chúng giúp kích thích và tăng tốc làm lành vết thương như tái tạo mô, tăng sinh tế bào, hình thành mạch.

Biện pháp điều trị này đã được thử nghiệm vi sinh đánh giá khả năng diệt khuẩn tại Khoa Y dược - Đại học Quốc gia; thử nghiệm lâm sàng tại Viện Bỏng quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, đây là biện pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị vết thương.

Phạm Anh

Bạn có thể quan tâm