Hiện tại, châu Âu dẫn đầu về các giải pháp xử lý rác thải. Những nước: Na Uy, Bỉ, Áo đang có hệ thống xử lý rác nhựa tốt nhất thế giới.
|
Na Uy hiện là quốc gia đi đầu trong phong trào tái chế chất thải nhựa. Infinitum, tổ chức tái chế nhựa, cho biết nước này đã tái chế được 97% chai nhựa. 92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục đựng nước uống. Chưa đến 1% là nhựa không thể tái chế, bắt buộc phải thải ra ngoài môi trường. Một chai nhựa ở Na Uy có thể trải qua hơn 50 lần tái chế. Ảnh: The Guardian. |
|
Khi người dân Na Uy mua các loại nước uống đóng chai, họ sẽ phải trả thêm một khoản tiền tương đương khoảng 3.000-7.000 đồng. Số tiền này có thể được hoàn lại, nếu người dân mang chai nhựa đã dùng đến quét mã vạch và đổi ở một máy thu chai tự động, các cửa hàng tạp hóa hoặc trạm xăng. Ảnh: The Guardian. |
|
Năm 1991, Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên đánh thuế trên các nguồn năng lượng hóa thạch. Sau nhiều năm liền đi đầu về tái chế, hiện nay, Thụy Điển thậm chí phải nhập khẩu rác từ những nước khác để các nhà máy tái chế trong nước có thể tiếp tục hoạt động. Năm 2011, chưa đầy 1% các hộ gia đình Thụy Điển mang rác thải ra bãi, theo Independent. Ảnh: Business Insider. |
|
Cùng với công nghệ xử lý, đốt rác thải, Thụy Điển, đất nước được mệnh danh là “vua tái chế” luôn sạch sẽ còn nhờ người dân có ý thức bảo vệ môi trường cao. Họ không vội bỏ ngay những đồ không cần dùng ra bãi rác mà sẽ tìm cách tái sử dụng nhiều lần. Ảnh: Wasteless Future. |
|
Với 65% - 86% rác thải được tái chế, Đức lọt vào top những quốc gia có tỉ lệ tái chế rác hiệu quả nhất thế giới. Mới đây, Bộ Môi trường Đức còn công bố một kế hoạch giảm rác thải nhựa bằng 5 biện pháp cụ thể: hạn chế bao bì, sử dụng bao bì thân thiện môi trường, xây dựng thêm trạm tái chế rác, ngăn chặn nhựa vào chất thải hữu cơ, giảm thải nhựa ra biển. Ảnh: The New York Times. |
|
Người Đức rất coi trọng việc phân loại rác. Ngoài ra, một số thành phố của Đức còn áp dụng việc phạt tiền với những người dân không phân loại rác đúng cách. Ảnh: The New York Times. |
|
Ngoài những thành công trong việc phân loại rác thải và giảm số lượng bãi chôn lấp rác, Áo còn chú trọng phát triển các công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải. Ảnh minh họa: Reuters. |
|
Một công ty công nghệ sinh học của nước này đã phát triển phương pháp sử dụng enzyme từ vi khuẩn để tái chế nhựa PET (Polyethylene terephthalate), loại nhựa thường được dùng để sản xuất chai nhựa đựng nước dùng một lần. Ảnh minh họa: Reuters. |
|
Bỉ là một trong những nước có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải đứng đầu thế giới, luôn trên 80%. Trong số 183.000 tấn chất thải thu được từ các hộ gia đình mỗi năm, 9 nhà máy tái chế của nước này xử lý khoảng 157.000 tấn nhựa, kim loại và tái chế khoảng 132.000 tấn (84%) bao bì nhựa. Ảnh: Fost Plus. |
|
Bỉ sử dụng hai quy trình quản lý rác thải Ecolizer và Sự kiện xanh để quản lý rác thải ngay tại nguồn. Ecolizer giúp các nhà sản xuất tính toán tác động của sản phẩm đối với môi trường ngay từ khi sản phẩm mới ở khâu thiết kế. Sự kiện xanh cũng là hệ thống công nghệ số tương tự. Hệ thống này cho phép các nhà tổ chức sự kiện tính toán được tác động từ những sự kiện của họ đến hệ sinh thái, ví dụ như lượng rác thải mà sự kiện đó sẽ thải ra môi trường. Ảnh minh họa: The Guardian. |
Báo điện tử Zing.vn đồng hành với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Tập đoàn BRG triển khai chiến dịch “Màu xanh của nhựa” nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giới thiệu tới độc giả những sáng kiến, ý tưởng tái chế rác thải nhựa, góp phần giữ gìn màu xanh của Trái đất.
Vì mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn BRG nỗ lực cống hiến hết mình cho những hoạt động vì cộng đồng