Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng

Hạ sốt, thân nhiệt giảm là dấu hiệu cần lưu ý vì không chắc người bệnh sốt xuất huyết đã qua giai đoạn nguy hiểm.

Nhiều người thường gãi vì ngứa khi bị muỗi đốt nhưng điều này càng khiến vết đốt dễ sưng hơn. Ảnh: Healthily.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và thậm chí gây tử vong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 quốc gia có bệnh dịch lưu hành, tức gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.

Theo Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue gây ra các triệu chứng như cúm, kéo dài 2-7 ngày, xảy ra sau 4-10 ngày bệnh nhân bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

Bệnh có triệu chứng điển hình là sốt cao (có thể từ 39 đến 40 độ C) và đi kèm các biểu hiện như đau đầu, đau hốc mắt, buồn nôn hoặc nôn, nổi hạch, đau cơ xương khớp, phát ban.

Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Lúc này, thân nhiệt sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục.

Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới 6 dấu hiệu cảnh báo gồm: Đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở nhanh, bồn chồn. Đây có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue nặng.

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bệnh có thể gây ra biến chứng gồm thất thoát huyết tương, dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp. Một biến chứng khác của bệnh là gây chảy máu nặng dẫn đến tổn thương tạng.

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết Dengue. Vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Khi sốt cao, bệnh nhân có thể uống paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau khớp. Ngoài ra, tuyệt đối không nên uống các loại thuốc aspirin và ibuprofen vì 2 loại này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, khiến bệnh nặng hơn.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Hội chứng nguy hiểm gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Sau nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ đã xác định được nguyên nhân gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm