Đừng làm bố mẹ kiểu "trực thăng". Đây là kiểu giáo dục mà bố mẹ giúp đỡ con quá nhiều trong việc hoàn thành chương trình học, đồng thời giám sát con quá kỹ trong các hoạt động ngoại khoá. So với 50 năm trước, thời gian các bà mẹ dành cho việc chăm sóc con tăng gấp 2 lần và các ông bố tăng gấp 4 lần. Việc quan tâm quá mức của bố mẹ đến trẻ sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chúng lúc trưởng thành. Trẻ cần tính độc lập và tự giác trong quá trình phát triển. Ảnh: Shutterstock. |
Bố mẹ nên theo dõi việc học của con. Thầy cô mong muốn phụ huynh cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc học và phát triển nhân cách của trẻ. Giáo viên không thể là người duy nhất giải quyết các vấn đề về điểm số và hành vi của học trò. Nhiều phụ huynh không quan tâm con mình đang học gì tại trường, nhưng thường trách giáo viên không để ý nhiều đến chúng. Phụ huynh và giáo viên đều hy vọng những điều tốt đẹp nhất trong việc nuôi dạy trẻ, vì vậy cả hai cần hiểu và hợp tác với nhau. Ảnh: Shutterstock. |
Việc con bị điểm thấp là bình thường. Nhiều giáo viên hy vọng phụ huynh ngừng đổ lỗi cho họ khi trẻ không đạt được kết quả học tập như mong muốn. Cha mẹ không nên quá chú trọng điểm số. Nếu nhận điểm thấp, điều đó có nghĩa sức học của con đang yếu. Hầu hết giáo viên không thể cho điểm vô căn cứ mà khuyến khích trẻ trong đánh giá của họ. Cha mẹ không thể yêu cầu giáo viên cho con đủ điểm hoàn thành môn học nếu trẻ thường xuyên bỏ học và không làm bài tập về nhà. Việc các em chỉ nhận được điểm khá là hoàn toàn bình thường. Không phải đứa trẻ nào cũng là học sinh giỏi. Ảnh: wklaw.com. |
Hãy tôn trọng giáo viên. Giáo viên cũng là con người. Thầy cô không thể biến mọi đứa trẻ thành thần đồng. Họ chỉ muốn hoàn thành công việc của mình và dành những điều tốt nhất cho trẻ, như bố mẹ của chúng. Vì vậy, giáo viên cần sự cảm thông từ phụ huynh học sinh. Ảnh: making-the-web.com. |
Hãy chấp nhận việc con bạn không hoàn hảo. Nhiều phụ huynh luôn nghĩ rằng con của họ phải toàn diện. Mỗi khi giáo viên phản ánh về học trò, bố mẹ lại bảo "con của tôi ở nhà không như vậy". Mỗi đứa trẻ đều có khuyết điểm và phải được chỉ ra để các bé hoàn thiện bản thân. Phụ huynh không nên yêu cầu giáo viên phải quan tâm đến con mình nhiều hơn trẻ khác vì chúng đều xứng đáng được dạy dỗ như nhau ở trường. Ảnh: Shutterstock. |
Hãy lên tiếng vì lợi ích của trẻ. Nếu con phàn nàn về việc không được đối xử tốt ở trường, phụ huynh nên trao đổi thẳng thắn với giáo viên. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của con ở trường. Giáo viên luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy và sẵn lòng hợp tác với phụ huynh để đạt được mục đích giáo dục trẻ tốt nhất. Giáo viên không thể lúc nào cũng chủ động liên lạc với phụ huynh, vì vậy, cha mẹ nên mở lời trước. Ảnh: Hannah Ceselski. |