Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 điều ít biết về H&M

Thương hiệu Thụy Điển có thể cho ra mắt sản phẩm mới chỉ trong 2 tuần.

dieu it biet ve H&M anh 1

Gần đây, thương hiệu H&M được nhiều người quan tâm. Hãng vướng phải làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng Việt Nam khi công nhận đường lưỡi bò phi pháp. Ảnh: Shift London.

dieu it biet ve H&M anh 2

Năm 1946, Erling Persson mở một cửa hàng quần áo dành cho phái đẹp tên Hennes. Trong tiếng Thụy Điển, từ này có nghĩa là "của cô ấy". Khoảng hai năm sau, Persson mua lại thương hiệu chuyên bán quần áo câu cá tên Mauritz Widforss. Khi kết hợp hai cái tên, H&M ra đời. Từ đó, thương hiệu bắt đầu bán thời trang nam lẫn nữ. Ảnh: H&M.

dieu it biet ve H&M anh 3

Nhãn hiệu phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những đế chế "thời trang nhanh" lớn nhất thế giới. Hiện tại, H&M có mặt ở 68 quốc gia. Trên thế giới có tới hơn 4.500 cửa hàng. Ảnh: Yahoo.

dieu it biet ve H&M anh 4

Theo Insider, H&M có truyền thống thú vị mỗi khi khai trương của hàng mới. Các nhân viên sẽ cùng nhau nhảy flashmob trước cửa hàng dưới sự chứng kiến của công chúng và báo giới. Năm 2015, 100 nhân viên của hãng gây ấn tượng với nhiều khách hàng chờ đợi vào cửa hàng mới tại Australia với điệu nhảy này. Ảnh: Rik Beattie.

dieu it biet ve H&M anh 5

Trong khi các thương hiệu khác mất tới 6 tháng để thiết kế, H&M có thể cho ra mắt sản phẩm mới trong vòng 2 tuần. Họ có đội ngũ nhà thiết kế lớn. Đó là lý do bạn luôn thấy đồ mới khi quay lại cửa hàng. Ảnh: Drew Angerer.

dieu it biet ve H&M anh 6

Thương hiệu cho phép khách hàng mang các loại quần áo cũ tới cửa hàng. Sau đó, nhân viên của họ sẽ tiến hành phân loại để tái chế. Trong năm 2017, nhãn hàng giúp ngăn 2,5 triệu tấn quần áo bị đưa vào bãi chôn lấp tại Mỹ một cách lãng phí. Ảnh: Life Gate.

dieu it biet ve H&M anh 7

Ngoài ra, H&M từng vướng phải những tranh cãi về phân biệt chủng tộc và việc sử dụng lao động. Năm 2018, hãng bị chỉ trích vì đăng tải hình ảnh một cậu bé da màu mặc chiếc áo in chữ "Coolest Monkey in the Jungle" (Tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất khu rừng). Bên cạnh đó, điều kiện lao động tại các nhà máy đặt ở Campuchia, Bangladesh bị lên án không đủ tiêu chuẩn. Ảnh: Sara Sette.

Chàng trai 21 tuổi lột xác nhờ thay đổi phong cách thời trang

Đức Trường từng có lúc cảm thấy tự ti vì ngoại hình kém ưa nhìn, chiều cao khiêm tốn.

H&M và những bê bối trong lịch sử

Thương hiệu thời trang nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối, phải thu hồi sản phẩm.

Ngọc Khánh

Bạn có thể quan tâm