6 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ hút teen năm 2010
Năm 2010, giới trẻ Việt Nam được mãn nhãn với những hiện tượng thiên nhiên lạ lùng và kỳ diệu như nhật thực hình khuyên, nguyệt thực, Mặt trăng nuốt sao Kim hay mây tán sắc...
>>'Rồng thiêng' hiện lên trời mừng thủ đô nghìn tuổi
Có lẽ chưa năm nào giới trẻ Việt Nam lại được mục sở thị nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như năm nay, ngược hẳn với năm ngoái thì teen chỉ được xem nhật thực toàn phần vào tháng 7. Ngay từ những ngày đầu năm, teen đã được chiêm ngưỡng nhật thực, đến tháng 5, thì ngỡ ngàng với cảnh Mặt trăng "nuốt" sao Kim, tiếp đến là sự kiện nguyệt thực...
Trong năm nay, cứ 2-3 tháng, teen lại nghe ngóng được thông tin về những trận mưa sao băng cực đại. Tuy nhiên, để chứng kiến được sao băng lại khó, bởi những trận mưa sao băng chỉ được xem trong điều kiện thời tiết thật lý tưởng như: không gian rộng không bị che khuất, trời trong, ít mây, không mưa.... Chính vì thế nên năm qua, dù rất chờ đợi nhưng teen Việt vẫn chưa được "thỏa mãn" với trận mưa sao băng nào.
Dưới đây là tổng kết những hiện tượng thiên nhiên diễn ra tại Việt Nam và rất được giới trẻ yêu thích trong năm 2010.
Ngày 15/1, không chỉ giới trẻ, những người yêu thiên văn mà hàng triệu người Việt Nam hồi hộp chờ đợi hiện tượng nhật thực hiếm có xảy ra.
Giới trẻ Hà Nội tấp nập quan sát nhật thực. |
Vào lúc 14h45, những đám bây trên bầu trời bắt đầu tản đi, Mặt trời dần hiện ra. Hàng trăm người có mặt tại trung tâm quan sát là sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) và nhà thiếu nhi Quận 5 (TP HCM) ngỡ ngàng.
Mặt trời lúc này bị che 20-30% diện tích, bỗng chốc trở thành "mặt trời khuyết". Hiện tượng này diễn ra trong khoảng thời gian rất lâu nên người xem hoàn toàn được "mãn nhãn".
Mặt trời trở nên kỳ thú trên bầu trời Việt Nam. |
Mặt trăng bất ngờ "nuốt" sao Kim
Hiện tượng này xảy ra vào lúc 18h20, Mặt trăng bắt đầu chuyển động và dần dần che lấp sao Kim, đến gần một tiếng sau, lúc 19h15, thì hiện tượng này mới kết thúc, Mặt trăng đã ở phía bên kia của ngôi sao.
Hình ảnh Mặt trăng đi qua sao Kim. |
Hiện tượng này diễn ra vào cuối buổi chiều, khá nhiều bạn yêu khoa học tại Pleiku, TP HCM vì nắm bắt được thông tin nên cũng nhìn thấy bằng mắt thường. Một số bạn trẻ không biết nhưng vô tình được xem thì bày tỏ rằng lúc đó cứ tưởng "Mặt trăng hôm nay làm điệu, có cả nốt ruồi điêu".
Nguyệt thực một phần
Cuối tháng 6 năm nay, giới trẻ và những người yêu thích thiên văn háo hức chờ đợi khoảnh khắc mặt trăng che lấp mặt trời. Trước khi hiện tượng này xảy ra, tại Hà Nội và TP HCM, các thành viên của CLB Thiên văn nghiệp dư đã "bày binh bố trận" với đầy đủ các loại kính thiên văn để chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này.
Tuy nhiên, vào chiều 27/6, trời Hà Nội và các tỉnh phía Bắc âm u, mây đen ùn ùn kéo đến, tại TP HCM cũng đổ mưa. Dù túc trực tại sân vận động Mỹ Đình mấy tiếng liền nhưng giới trẻ Hà Nội đành chấp nhận ra về vì không thể nào quan sát được.
Giới trẻ TP HCM may mắn chiêm ngưỡng được nguyệt thực trong ít phút. |
Trong khi đó, teen TP HCM lại may mắn "chộp" được cảnh mặt trăng từ từ đi qua và che lấp mặt trời. Thời khắc này diễn ra rất ngắn nhưng thực sự kỳ diệu đối với nhiều người.
Ngắm mưa sao băng
Năm nay, teen liên tục được cập nhật thông tin về các đợt mưa sao băng, nhưng không may mắn như các địa điểm trên thế giới, Việt Nam không quan sát được hiện tượng này vì điều kiện thời tiết không cho phép.
Sao băng rơi trên công trình đá Stonehenge ở Salisbury Plain. |
Dù đã chuẩn bị rất nhiều nguyện ước, thậm chí có nhóm tổ chức quan sát nhưng cuối cùng, teen đành chấp nhận chờ đợi những khoảnh khắc khác. Tuy vậy, qua những hình ảnh được đăng tải trên internet, giới trẻ Việt cũng cảm thấy rất thú vị với những đợt mưa sao băng lãng mạn.
Mây tán sắc xuất hiện trên bầu trời
Khoảng 17h chiều ngày 8/9, những làn ánh sáng rực rỡ sắc màu đã trên bầu trời phía Bắc Hà Nội tạo thành một khung cảnh rất kỳ lạ.
Mây tán sắc trong buổi chiều oi bức tại Hà Nội. |
Trong tiết trời nóng bức vì đợt nắng kỷ lục, trên bầu trời phía Bắc Hà Nội xuất hiện một quầng sáng nhiều màu sắc ôm lấy đám mây lớn. Quầng sáng này gồm nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau tạo nên một hiện tượng kỳ thú. Khoảng 10 phút sau, đám mây từ từ lan ra và che lấp quầng sáng.
Trước đó, tại Hà Tĩnh cũng có một quầng sáng tương tự như thế xảy ra trên bầu trời, với kích thước nhỏ hơn. Với hiện tượng thiên nhiên này, các nhà thiên văn học cho biết đó là mây tán sắc, xuất hiện trên bầu trời trong thời tiết nắng nóng quá mức.
Mây kết hình trái tim
Chiều qua (25/6), vào khoảng 18h, phía Tây của bầu trời Hà Nội xuất hiện những đám mây nhỏ kết tụ thành hình trái tim. Trên nền trời xanh, trong, không nhiều mây, hình đám mây trái tim rất rõ rệt và tương đối lớn.
Đám mây hình trái tim. |
Tuy nhiên, đó là thời gian gió rất mạnh cho nên chỉ sau 10 phút, từng đám mây nhỏ tách ra và khối hình này cũng tan biến.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam