Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 lý do đằng sau việc trẻ nói dối

Sợ bị phạt, muốn gây ấn tượng, phát huy trí tưởng tượng, không muốn cha mẹ buồn có thể là những lý do khiến trẻ nói dối.

Nguyen nhan tre noi doi anh 1

Để phát huy trí tưởng tượng của mình: Con bạn có bao giờ kể rằng bé vừa cưỡi kỳ lân không? Hay khăng khăng có một con quái vật đã làm lộn xộn phòng ngủ của con? Trẻ em có trí tưởng tượng tuyệt vời và đôi khi, chúng thể hiện những tưởng tượng của mình như sự thật. Khi trẻ nói về điều tưởng tượng, cha mẹ đừng dập tắt điều đó của con. Thay vào đó, hãy giúp trẻ hiểu rằng con vẫn có thể kể những câu chuyện đó miễn là con nói rõ chúng là điều không có thật. Ảnh: Alysonschafer.

Nguyen nhan tre noi doi anh 2

Sợ bị phạt: Tương tự cách người lớn nói dối để không muốn gặp rắc rối, trẻ em chọn cách này để tránh những hậu quả tiêu cực. Nếu trẻ có thói quen nói dối để tránh gặp rắc rối, cha mẹ nên xem xét các biện pháp kỷ luật của mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỷ luật hà khắc thực sự biến trẻ em thành những kẻ nói dối "chuyên nghiệp". Nếu trẻ sợ hãi trước phản ứng của cha mẹ, chúng sẽ có nhiều khả năng nói dối. Ảnh: Verywellfamily.

Nguyen nhan tre noi doi anh 3

Sợ cha mẹ buồn: Trẻ yêu và không muốn làm cha mẹ buồn. Vì vậy, khi trẻ phạm sai lầm gì đó, con có thể chọn cách không nói thật vì sợ điều đó khiến cha mẹ không vui, thất vọng vì chúng. Ảnh: Medicalexpress.

Nguyen nhan tre noi doi anh 4

Trẻ muốn gây ấn tượng: Đôi khi trẻ em cũng nói dối vì chúng muốn gây ấn tượng với người khác. Điều này thường xảy ra ở những trẻ thiếu tự tin, nói dối để muốn người khác chú ý. Lúc này, cha mẹ cần nói chuyện với con về những hậu quả tiềm ẩn của việc khoe khoang, đồng thời rèn luyện cho trẻ các kỹ năng xã hội phù hợp. Bạn nên giúp con tìm cách kết nối với những người khác mà không cần nói dối. Ảnh: Sheknows.

Nguyen nhan tre noi doi anh 5

Nói dối vì không nhớ: Đôi khi trẻ nói dối mà lại tin vào chính lời nói dối của mình. Điều này có thể là do trẻ còn nhỏ, không để ý và quên những việc làm, trò nghịch ngợm của mình. Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ có những lời nói dối như vậy. Ảnh: Goalcast.

Nguyen nhan tre noi doi anh 6

Học theo người lớn: Mặc dù dạy con phải trung thực, nhiều cha mẹ lại vô tư nói dối với khách hàng, bạn bè trước mặt con. Điều này vô tình khiến trẻ nghĩ rằng nói dối không có hại và có thể học theo cách cha mẹ nói dối, bóp méo sự thật. Ảnh: Psypost.

Cách nhận biết trẻ đang nói dối

Khi nói dối, trẻ sẽ có biểu hiện căng thẳng, tránh giao tiếp bằng mắt, hay chạm tay vào mặt do muốn che giấu sự thật hoặc cảm thấy không thoải mái với hành vi của mình.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm