Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 nhóm người cần nói không với đậu nành

Đậu nành tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn đậu nành.

Đậu nành không chỉ có hàm lượng đạm cao mà còn là nguồn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, phytoestrogen, chất béo bão hòa và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.

Tác dụng của đậu nành

Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn đậu nành:

Có thể hỗ trợ giảm cân

Đậu nành là nguồn giàu protein, rất quan trọng để sửa chữa và xây dựng cơ bắp. Bạn càng có nhiều cơ, bạn càng đốt cháy nhiều calo và càng ít chất béo hơn trong cơ thể của bạn.

Protein cũng giúp bạn no lâu, chống lại cảm giác thèm ăn cacbohydrat có đường.

Đậu nành có thể đóng vai trò tích cực đối với sự đề kháng insulin, chuyển hóa axit béo và những thay đổi nội tiết tố, tế bào hoặc phân tử khác liên quan tăng cân.

Có thể bảo vệ trái tim của bạn

Chế độ ăn giàu protein từ đậu nành có thể giúp bạn giảm cân và bớt căng thẳng cho tim.

Đậu nành có thể giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Protein đậu nành làm giảm lipoprotein mật độ thấp, được gọi là cholesterol "xấu", từ 3 đến 4% ở người lớn.

Có thể làm chắc xương của bạn

Khi bạn già đi, nguy cơ loãng xương của bạn tăng lên.

An dau nanh anh 1

Đậu nành tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Ảnh: VTC.

Theo Tổ chức Loãng xương Quốc gia Mỹ, một nửa số người trưởng thành trên 50 tuổi, khoảng 54 triệu người Mỹ (bao gồm cả nam giới) có nguy cơ bị gãy xương do mật độ xương thấp. Ăn đậu nành giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ gãy xương.

Những người không nên ăn đậu nành

Đậu nành tuy tốt nhưng có một số người được khuyến cáo không nên ăn đậu nành.

Người cao tuổi

Chức năng thận của người già tương đối yếu và không nên tiêu thụ quá nhiều đạm thực vật. Do đó, các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể dẫn đến suy thận.

Nhiều người cao tuổi nếu sức khỏe tốt vẫn có thể ăn hợp lý, chỉ cần khống chế được lượng chế phẩm từ đậu nành sẽ không có vấn đề gì cả.

Bệnh nhân gout

Cơ chế bệnh sinh của bệnh nhân gout là sự chuyển hóa nhân purin trong cơ thể không bình thường. Các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều nhân purin nên trong quá trình ăn uống sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Nếu axit uric của bạn tương đối cao cũng có thể dẫn đến tái phát bệnh gout. Vì vậy, bệnh nhân gout phải giảm hoặc không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành.

Phụ nữ mang thai

Đậu nành có thể không an toàn nếu sử dụng với số lượng lớn đối với phụ nữ mang thai. Tiêu thụ nhiều trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Ung thư vú

Tác dụng của đậu nành đối với những người bị ung thư vú còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Amy K. Fischer của Viện dinh dưỡng Good Housekeeping (Mỹ) khuyên người bị ung thư vú tốt nhất nên bỏ đậu nành hoàn toàn.

Người bị suy giáp

Một số người bị tình trạng này cũng có mức i-ốt thấp. Tiêu thụ đậu nành có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn ở những người có lượng i-ốt thấp.

Các nghiên cứu đã chứng minh đậu nành can thiệp vào việc hấp thụ thuốc điều trị tuyến giáp.

Các chuyên gia khuyên nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi ăn đậu nành để uống thuốc tuyến giáp.

Người có chức năng tiêu hóa kém

Sữa đậu nành tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng tiêu hóa kém nên ít uống sữa đậu nành. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày cũng không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, để không kích thích tăng tiết quá mức axit dịch vị và làm bệnh nặng thêm hoặc gây đầy hơi.

Pha cà phê sai cách dẫn đến thảm họa dinh dưỡng

Nếu bạn là người cuồng cà phê thì không thể bỏ cuốn sách Thánh kinh của những tín đồ cà phê. Trong sách này, tác giả Bob Arnot đã chỉ ra nhiều lợi ích của việc uống cà phê như giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân... Ngoài ra, để có cốc cà phê thơm ngon và bổ dưỡng, ông còn hướng dẫn cách chọn công cụ pha chế, cách ướp lạnh hạt cà phê, tỷ lệ pha với nước và nhiệt độ thích hợp.

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa khi đi du lịch cần phải làm gì?

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa dễ xảy ra khi đi du lịch, ăn đồ ăn lạ. Nếu bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa cần xử trí ra sao?

https://vtc.vn/6-nhom-nguoi-can-noi-khong-voi-dau-nanh-ar769433.html

Hà Anh / VTC

Bạn có thể quan tâm