Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 sự thật cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Virus sốt xuất huyết được truyền sang người qua vết đốt của muỗi cái Aedes nhiễm bệnh. Chúng thường tấn công mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền nhanh nhất thế giới. Căn bệnh này phổ biến ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, ảnh hưởng khoảng 400 triệu người mỗi năm. Sốt xuất huyết là bệnh truyền qua muỗi vằn cái Aedes aegypti. Khi muỗi này đốt người lành, virus sẽ được truyền vào cơ thể.

Hiểu rõ về loại muỗi Aedes, cách lây truyền của nó sẽ giúp bạn phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền theo nhiều cách khác nhau

Nhiều người nghĩ rằng sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh này chỉ lây lan khi bị muỗi vằn nhiễm bệnh đốt một người.

Virus sốt xuất huyết được truyền sang người qua vết đốt của muỗi cái bị nhiễm bệnh, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Bạn không thể mắc bệnh sốt xuất huyết khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh lúc họ ho hay hắt hơi. Các trường hợp lây truyền virus DENV qua truyền máu hoặc ghép tạng cũng rất hiếm.

Theo WHO, virus sốt xuất huyết cũng có thể lây truyền từ mẹ bầu sang con. Phụ nữ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể truyền virus sang thai nhi trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, người mẹ bị nhiễm virus sốt xuất huyết khi đang mang thai, trẻ có thể bị sinh non, nhẹ cân và suy thai.

Su that ve sot xuat huyet anh 1

Sốt xuất huyết được truyền sang người qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti bị nhiễm bệnh. Ảnh: Telugunews.

Muỗi Aedes chỉ đốt vào sáng sớm và chiều tối

Bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường tiếp xúc với người mà chỉ khi người bệnh bị muỗi mang mầm bệnh là muỗi cái Aedes đốt. Loài muỗi Aedes thường tấn công mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Các vị trí yêu thích của chúng là dưới khuỷu tay và dưới đầu gối.

Muỗi sốt xuất huyết không thể sinh sản khi nhiệt độ xuống dưới 16 độ C. Chúng thường hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. Đây là thời kỳ cao điểm của cả bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Hiếm khi bệnh lây truyền vào mùa đông.

Hai loại bệnh sốt xuất huyết chính

Trong khi phần lớn trường hợp sốt xuất huyết không có triệu chứng hoặc nhẹ, nhiều người phát triển bệnh nặng, đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Nhưng bệnh này hiếm khi gây tử vong. Các triệu chứng thường kéo dài trong 2-7 ngày, sau thời gian ủ bệnh 4-10 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt.

WHO phân loại bệnh sốt xuất huyết thành 2 loại chính - bệnh sốt xuất huyết (có/không có dấu hiệu cảnh báo) và bệnh sốt xuất huyết nặng.

Các triệu chứng sốt xuất huyết phổ biến bao gồm sốt cao (40 độ C) kèm theo 2 trong số các dấu hiệu sau trong giai đoạn sốt (2-7 ngày): Nhức đầu dữ dội, đau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn, nôn mửa, viêm tuyến, phát ban.

Sốt xuất huyết tiến triển nguy kịch thường khoảng 3-7 ngày sau khi phát bệnh. Trong 24-48 giờ của giai đoạn quan trọng, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng xấu đi đột ngột. Tại thời điểm này, khi bệnh nhân hạ sốt dưới 38 độ C, các dấu hiệu cảnh báo liên quan đến sốt xuất huyết nặng bao gồm đau bụng nghiêm trọng, nôn mửa liên tục, thở nhanh, chảy máu nướu răng hoặc mũi, mệt mỏi, bồn chồn, gan sưng, máu trong chất nôn hoặc phân.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng có thể tử vong do huyết tương rò rỉ, tích tụ chất lỏng, suy hô hấp, chảy máu nghiêm trọng hoặc suy cơ quan.

Tiểu cầu thấp không nhất định là dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết

Theo India Times, lượng tiểu cầu thấp là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, điều đó không tương đương với dấu hiệu chẩn đoán của căn bệnh này.

Rất nhiều bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn xảy ra. Chúng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự bệnh sốt xuất huyết, dẫn đến mất tiểu cầu. Các lý do khác bao gồm phẫu thuật, thuốc men hoặc bệnh tự miễn dịch cũng có thể gây giảm tiểu cầu và cần được kiểm tra cụ thể.

Su that ve sot xuat huyet anh 2

Dưới khuỷu tay và dưới đầu gối là vị trí đốt yêu thích của muỗi Aedes. Ảnh: Medicalnewstoday.

Không dùng thuốc giảm đau khi mắc sốt xuất huyết

Theo Medindia, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh không được dùng aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Điều này là do sốt xuất huyết làm giảm số lượng tiểu cầu, dẫn đến loãng máu. Aspirin cũng có tác dụng giảm số lượng tiểu cầu, có thể đẩy nhanh quá trình giảm tương tự ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết tại nhà là hạ cơn sốt, cho bệnh nhân uống nhiều nước và dung dịch điện giải. Thực phẩm bổ dưỡng như nước dừa, cam quýt, trà thảo mộc... cũng được khuyến khích để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Đến nay, thế giới vẫn chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Một người từng mắc sốt xuất huyết có thể bị sốt trở lại khi nhiễm các chủng virus sốt xuất huyết khác. Một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong suốt cuộc đời.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết là kiểm soát hoặc diệt trừ muỗi mang virus sốt xuất huyết. Muỗi Aedes sinh sản ở những nơi nước sạch, tĩnh lặng và tù đọng. Một số loại cây như cây sầu đâu, sả là những chất đuổi muỗi tự nhiên. Người dân cũng có thể đưa ếch và các loài cá ăn ấu trùng của muỗi vào ao hồ để diệt muỗi.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.

Sốt xuất huyết tăng vọt và kéo dài, TP.HCM lo dịch chồng dịch

Do số bệnh nhân lớn hơn, lượng người qua đời vì sốt xuất huyết trong năm nay được dự đoán cũng tăng lên.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm