1. Đau vùng chậu và khó chịu ở bụng
Đau nhói vùng chậu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, u nang buồng trứng bị vỡ, hoặc thai ngoài tử cung nguy hiểm (tỷ lệ mang thai ngoài tử cung ngày càng tăng), theo Hiệp hội Sản phụ Khoa mỹ. Cảm giác đau, đầy hơi bất thường có thể là dấu hiệu bệnh u xơ tử một khối u không phải ung thư.
Đau vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng dạ con, một vấn đề phổ biến trong niêm mạc tử cung. "Viêm màng dạ con bắt đầu với những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt và phát triển thành các cơn đau dai dẳng, bởi vì lúc này tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung", bác sỹ Stephen Weiss, Phó giáo sư về sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta cho biết.
"Không có cách chữa bệnh viêm màng dạ con, bạn chỉ có thể làm giảm triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian triệu chứng xuất hiện. Một lựa chọn là thuốc tránh thai. Bạn có thể uống thuốc tránh thai, giúp làm giảm estrogen và có thể làm chậm sự tăng trưởng của nội mạc tử cung. Biện pháp chữa bị có thể tùy thuộc vào cơn đau và dự định sinh bé của bạn.
Ngoài gây đau vùng chậu, vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Không có bằng chứng nói rằng bệnh viêm màng dạ con có thể gây vô sinh,tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thành lạc nội mạc tử cung thì sẽ gây ra các vấn đề sinh sản", Weiss nói.
2. Chảy máu bất thường
Đốm máu có thể không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng nhưng chảy máu kéo dài trong nhiều ngày, mất nhiều máu và đau đớn, là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Bạn nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức. Đây có thể là một dấu hiệu của chấn thương âm đạo, sẩy thai, hoặc ngay cả bệnh ung thư cổ tử cung.
"Nếu bạn bị chảy máu bất thường hãy gọi gọi bác sĩ", Weiss nói. Vấn đề cũng rất nghiêm trọng sau khi bạn mãn kinh mà lại bị chảy máu. Đây có thể là dấu hiệu bệnh ung thư tử cung.
Có rất nhiều vấn đề sức khỏe chị em cần chú ý để có hướng điều trị kịp thời. |
3. Vấn đề kinh nguyệt (chậm kinh)
Bạn nên biết về một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nếu bạn có kinh nguyệt ra nhiều trong vòng 15 năm, đó là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn phải thay băng vệ sinh mỗi 1-2-3 tiếng và bạn có kinh nguyệt kéo dài hơn một tuần, hãy gọi cho bác sỹ của bạn.
Đây có thể là dấu hiệu bệnh u xơ tử cung, nhiễm trùng, hoặc có vấn đề về tuyến giáp. "Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên gọi bác sĩ của bạn. Kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên có thể là một triệu chứng của một buồng trứng đa nang, một vấn đề do mất cân bằng hormone. Chậm kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai, vì vậy bạn nên đến gặp bác sỹ để tìm hiểu thêm.
4. Dịch âm đạo bất thường hoặc bị đau ở vùng kín
Dịch âm đạo là cách cơ thể giữ âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh. Đặc điểm dịch âm đạo phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có màu màu vàng, xanh, hoặc màu xám, có mùi hôi,bạn nên đi khám phụ khoa.
Những thay đổi như ngứa và rát quanh âm đạo của bạn có thể chỉ ra dấu hiệu cho thấy một số loại viêm âm đạo. Hai thủ phạm chính là nấm men và vi khuẩn, và vấn đề này có thể chữa trị bằng thuốc. Lở loét sinh dục gây đau đớn có thể là dấu hiệu của bệnh mụn giộp.
5. Đau khi quan hệ
Nếu bạn bị đau ở vùng chậu hay ở vùng kín khi quan hệ. Nguyên nhân có thể do bạn bị khô âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung. Bác sĩ phụ khoa của bạn sẽ thực hiện khám phụ khoa có khả năng và các xét nghiệm để tìm ra vấn đề.
6. Vấn đề khi đi tiểu hoặc đi tiêu
Tiểu không tự chủ hoặc đi cầu có thể là triệu chứng của các vấn đề sàn chậu. Sàn chậu là các mô hỗ trợ các cơ quan vùng chậu. Sàn chậu thường yếu và hư hỏng do sinh nở. Hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa để được hướng dẫn các bài tập luyện như Kegel. Nếu những bài tập này không phù hợp với bạn, các bạn sỹ sẽ cho bạn những gợi ý thay thế.
Ai nên thường xuyên đi khám phụ khoa?
Tất cả phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục hoặc trên 21 tuổi nên thường xuyên đi khám phụ khoa hàng năm. Bạn càng khám sớm thì càng dễ điều trị.
Luôn luôn lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề bất thường, hãy gọi cho bác sỹ của bạn. Hãy điều trị sớm nhất có thể.