![]() |
1. "Đó không phải việc của tôi": Thoạt nghe có vẻ là cách đặt ranh giới, nhưng khi một người thường xuyên dùng cụm từ này để gạt bỏ khó khăn của người khác, nó bộc lộ rõ sự thiếu đồng cảm. Những người quá tập trung vào bản thân thường dùng câu nói này để né tránh việc phải bỏ công sức hay chia sẻ trách nhiệm với mọi người xung quanh. |
![]() |
2. "Tôi chỉ đang nói sự thật": Thành thật là điều tốt! Nhưng những người ích kỷ thường dùng nó để bào chữa cho việc làm tổn thương người khác. Họ không thực sự quan tâm đến việc đối phương cảm thấy thế nào, thay vào đó, họ chỉ muốn nói cho hả dạ hoặc chứng minh là mình đúng. |
![]() |
3. "Thế còn tôi thì sao?": Bạn đã bao giờ chia sẻ một câu chuyện hay vấn đề của mình, nhưng ngay lập tức, người đối diện lại nói "Thế còn tôi thì sao?". Những người tự cho mình là trung tâm thường có xu hướng đưa bản thân vào mọi câu chuyện. Hành vi này không phải lúc nào cũng xuất phát từ ý đồ xấu, nhưng nó cho thấy thay vì lắng nghe và đồng cảm với trải nghiệm của người khác, họ biến mọi thứ thành câu chuyện của riêng mình. |
![]() |
4. "Bạn đang làm quá lên": Câu nói này là biểu hiện của hành vi thao túng tâm lý. Nó phủ nhận và làm mất đi giá trị cảm xúc của người khác, trong khi người nghe dần nghi ngờ chính cảm xúc của mình. Khi một người ích kỷ thốt ra lời này, điều họ thực sự muốn nói là "Cảm xúc của bạn làm phiền tôi". |
![]() |
5. "Trước giờ tôi vẫn vậy mà": Câu nói này tưởng là chấp nhận bản thân, nhưng nhiều khi đó chỉ là cái cớ để biện minh cho cách cư xử tệ. Người ích kỷ sẽ dùng câu này để né tránh góp ý, ngầm hiểu là “Tôi không định thay đổi đâu, đừng mất công". |
![]() |
6. "Nếu tôi là bạn, tôi sẽ...": Câu nói này thường được đưa ra như là lời khuyên, nhưng thực chất lại phản ánh cái tôi của người nói nhiều hơn là hỗ trợ. Người ích kỷ thường gặp khó khăn trong việc đặt mình vào vị trí của người khác. Do đó, ngay cả khi đưa ra lời khuyên, họ cũng nhìn nhận vấn đề qua góc nhìn cá nhân, thay vì từ góc độ của đối phương. Mục đích chính của họ không hẳn là giúp đỡ, mà là khẳng định tư duy và quan điểm của bản thân. |
![]() |
7. "Có gì to tát đâu?": Câu nói này cho thấy sự xem nhẹ cảm xúc của người khác, áp đặt góc nhìn cá nhân như thể đó là tiêu chuẩn chung cho tất cả. Họ không hề bận tâm rằng mỗi người có một cách trải nghiệm và cảm nhận sự việc khác nhau. Thay vì cố gắng thấu hiểu, họ phán xét đối phương chỉ vì không cùng mức độ thờ ơ như mình. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.