Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 công trình trụ vững qua thảm họa diệt vong

Cổng Brandenburg ở Đức, tháp nước Chicago ở Mỹ, chùa Horyu-Ji ở Nhật là những công trình trụ lại trong những thảm họa kinh hoàng của nhân loại.

1
Cổng Brandenburg là công trình duy nhất còn tồn tại khi quân Đồng minh tấn công tiêu diệt phát xít Đức tại thành phố Berlin năm 1945. Brandenburg nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh vì là biểu tượng buồn cho sự chia cách của nước Đức do nó là một phần của bức tường Berlin. Sau khi nước Đức thống nhất, Brandenburg được tu bổ lại vào năm 2000. Ngày nay, Brandenburg trở thành một trong những thắng cảnh nhiều người đến thăm nhất ở Đức và châu Âu.
1
Đền Sanno ở thành phố Nagasaki, Nhật, nổi tiếng vì trụ đá một chân có thanh ngang hình cung còn sót lại trong vụ Mỹ đánh bom thành phố này ngày 9/8/1945. Vụ đánh bom chấn động địa cầu đã cướp đi sinh mạng 73.884 người, theo thống kê cuối năm 1945.
1
Mái vòm bom nguyên tử là biểu tượng hòa bình của thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đây là một trong những công trình còn sót lại khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945. Tất cả những người bên trong mái vòm đều thiệt mạng trong ngày kinh hoàng nhưng công trình vẫn trụ lại. Mái vòm bom nguyên tử do kiến trúc sư người Czech thiết kế năm 1915. Năm 1996, công trình trên được UNESCO công nhận di sản thế giới.
1
Theo trang tin tổng hợp Oddee, ngôi chùa cổ Horyu-Ji ở Ikaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản, đứng vững sau 46 lần động đất. Công trình bằng gỗ này được xây dựng năm 607, gồm 5 tầng với chiều cao 32,45 m. Horyu-Ji là một trong những ngôi chùa gỗ lâu đời nhất thế giới, vượt qua những cơn thịnh nộ của đất trời để trường tồn đến ngày nay.

10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Tháp Eiffel, tượng Nhân sư, Nhà Trắng và nhiều công trình vĩ đại khác đã suýt biến mất nếu không có sự can thiệp của một số cá nhân.

1
Cơn bão Haiyan hồi tháng 11/2013 cướp mạng sống của hàng nghìn người, cuốn phăng nhà cửa và biến nhiều khu vực của Philippines thành miền đất chết. Tuy nhiên, tượng Chúa Jesus tại thị trấn Tanauan, tỉnh Leyte, nơi siêu bão đi qua, vẫn đứng sừng sững trong thảm họa.
1
Ngày 26/12/2004, trận động đất mạnh hơn 9 độ Richter gây sóng thần ở Ấn Độ Dương gây thiệt hại cho hơn chục quốc gia, trong đó Indonesia là nơi thiệt hại nặng nề nhất. Sóng dữ san phẳng biến thị trấn Lhoknga thuộc tỉnh Aceh thành vùng đất chết. Điều kỳ diệu đã xảy ra khi nhà thờ Rahmatullah vẫn trụ lại vững vàng trong khi khu vực xung quanh bị san phẳng.
1
Mặc dù nhiều công trình biến thành tro bụi trong trận hỏa hoạn tại thành phố Chicago, bang Illionis, Mỹ, năm 1871 nhưng tháp nước Chicago vẫn tồn tại một cách kỳ diệu. Công trình giống lâu đài nhỏ thời trung cổ ở châu Âu hơn là một tháp nước. Tháp được xây dựng năm 1869 để cân bằng áp suất nước bơm từ các trạm xung quanh. Kể từ sau hỏa hoạn, tháp trở thành biểu tượng nổi tiếng của Chicago.

Những trường hợp sống sót kỳ diệu

Một thanh niên Mỹ tự cắt tay để thoát khỏi cái chết khi mắc kẹt trên núi, trong khi một cô gái Đức sống sót sau khi rơi từ trên trời bởi tai nạn máy bay.

Đỗ Quyên

Ảnh: Oddee

Bạn có thể quan tâm