Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

7 đặc sản miền Tây mùa nào cũng có

Ở miền Tây, bún, lẩu, cháo hay bánh xèo được dùng kèm nhiều loại rau đặc trưng vùng sông nước. Các món ăn nổi bật vị thanh mát, phù hợp thưởng thức mọi thời điểm.

Mon ngon mien Tay anh 1

1. Miền Tây có đặc sản cá nào?

  • Khô cá thiều
  • Cá lăng nướng sông Sêrêpôk
  • Cá lóc nướng trui

Thưởng thức cá lóc nướng trui là trải nghiệm ẩm thực không thể bỏ qua ở miền Tây Nam Bộ. Cá lóc đồng tươi được rửa sạch bùn nhớt, rồi người chế biến xuyên que tre từ miệng tới đuôi, sau đó cắm xuống đất và ém rơm khô xung quanh để nướng. Thực khách dùng bánh tráng cuốn cá kèm khế, chuối chát, dưa leo, rau thơm… và chấm nước mắm để cảm nhận thịt cá chín mềm, vị thơm ngọt. Ảnh: Cudat.vn.

Mon ngon mien Tay anh 2

2. Cháo cá lóc thường được ăn kèm rau gì?

  • Rau đắng
  • Rau muống
  • Rau càng cua

Cháo cá lóc rau đắng mang phong vị rất riêng của vùng sông nước, giúp bạn ngon miệng cả lúc trời nóng lẫn khi trời mát. Tô cháo thơm mịn ngoài thịt cá lóc đồng còn có nấm rơm và tôm làm ngọt nước. Một ít tương, lạc, giá, tiêu, hành, rau thơm thái nhỏ, gừng, ớt tạo sự hài hòa hương vị. Đĩa rau đắng ăn kèm khiến thực khách mới ăn thấy đắng, sau lại có dư vị ngọt ngào, thanh mát. Ảnh: Fishsauceflavor.

Mon ngon mien Tay anh 3

3. Bánh xèo miền Tây được chế biến theo cách nào?

  • Bánh được đúc trong chảo lớn
  • Bánh được ép trên chảo gang
  • Bánh được nướng trên bếp than

Ở miền Tây, vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo, chút cốt dừa và hành lá. Người chế biến đổ lớp bột mỏng lên chảo lớn, rồi thêm tôm, thịt, giá đỗ... Bánh xèo ở miền Tây không chỉ có kích thước to hơn so với miền Trung mà phần rau ăn kèm cũng khá đa dạng, có thể lên tới hàng chục loại. Lựa chọn được nhiều người yêu thích là xà lách, rau cải, rau thơm, húng quế... Khi ăn, thực khách chấm bánh ngập trong nước mắm chua ngọt. Ảnh: Oanhhhuynh.

Mon ngon mien Tay anh 4

4. Kiểu lẩu nào đặc trưng ở miền Tây?

  • Lẩu thả
  • Lẩu mắm
  • Lẩu cá khoai

Lẩu mắm nổi bật với nước dùng được nấu từ mắm cá sặc hoặc cá linh và ninh từ xương heo cho ngon ngọt. Để tăng vị thơm, ngậy, người miền Tây thường cho thêm nước dừa tươi khi ninh. Lẩu mắm dậy vị hơn nhờ sự kết hợp của các loại rau như điên điển, rau đắng, thèo nèo, hoa so đũa… Đồ nhúng lẩu còn có cà tím, đậu bắp, các loại hải sản tươi, thịt và bún. Ảnh: Onghoangtrasua.

Mon ngon mien Tay anh 5

5. Bánh tằm bì thường được ăn kèm gì?

  • Nước mắm chua ngọt
  • Nước cốt dừa
  • Cả 2 thành phần trên

Bánh tằm bì có xuất xứ từ miền Tây. Sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì lợn, xíu mại, rau sống, nước cốt dừa... là những nguyên liệu truyền thống trong công thức chế biến. Món ăn có sự kết hợp độc đáo giữa vị mặn và ngọt béo. Một ít rau thơm, giá, dưa leo giúp chống ngấy. Khi thưởng thức, bạn rưới nước mắm chua ngọt lên trên để các nguyên liệu được thấm vị. Ảnh: Co2kristy.

Mon ngon mien Tay anh 6

6. Món bún nào hút khách ở miền Tây?

  • Bún thang lươn
  • Bún cá
  • Bún chả

Bún cá ở miền Tây nổi tiếng thơm ngon nhờ phần phi lê cá lóc được ướp gia vị, rán vàng ươm. Nước dùng được nấu bằng nước luộc cá, có thêm xương lợn nên vị ngọt thanh. Người chế biến cũng cho sả đập, nghệ tươi giã nhuyễn và mắm ruốc vào nồi nước đang nấu tạo hương thơm đặc trưng. Rau ăn kèm cùng bún cá cũng đa dạng như rau muống bào, bắp chuối non, giá, rau nhút và bông điên điển. Thực khách chấm từng miếng thịt cá với nước mắm me để cảm nhận trọn vị ngon. Ảnh: Tuyenktnguyen131.

Mon ngon mien Tay anh 7

7. Tỉnh nào có đặc sản gà hấp lá chúc?

  • An Giang
  • Trà Vinh
  • Đồng Tháp

Trái chúc được xem là đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang, trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Nhiều món ăn được chế biến với thành phần từ cây chúc như như cháo bò vắt nước trái chúc, bò nướng lá chúc, cá lóc hấp lá chúc… Trong đó, gà hấp lá chúc được nhiều thực khách đặc biệt ưa chuộng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt dai của thịt, chua chua của nước trái chúc cùng vị the và cay nồng của lá chúc, ớt, tiêu. Ảnh: Huyhuymeo.

Món hủ tiếu sa tế của vùng sông nước miền Tây Món hủ tiếu đặc biệt này đòi hỏi cách chế biến cầu kỳ, kết hợp nhiều loại gia vị với nhau để tạo nên thành phẩm thơm ngon khó cưỡng cuối cùng.

Thưởng thức hương vị lẩu các quốc gia ở TP.HCM

Loạt kiểu lẩu hấp dẫn được phục vụ từ hàng quán bình dân đến nhà hàng sang trọng phù hợp để bạn chọn lựa cho bữa ăn cuối tuần.

Những loại bún miền Tây ngon và lạ

Khung cảnh sông nước hữu tình, cánh rừng tràm xanh mát hút khách đến với miền Tây ngày hè. Tại đây, bún suông, nước lèo, ba khía... giúp bạn có thêm trải nghiệm ẩm thực mới.

7 đặc sản từ tôm đáng thử ở Việt Nam

Tôm tươi trở thành nguyên liệu chính để làm mắm hay kết hợp trong bún, các loại bánh tạo vị ngon ấn tượng.

Khánh Vân

Bạn có thể quan tâm