Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 dấu hiệu của đứa trẻ sẽ thành công

Đừng chỉ nhìn vào điểm số hay những chiếc cúp hào nhoáng, thực tế, tiềm năng thực sự của trẻ thường bộc lộ qua những điều nhỏ nhặt.

nuoi day con thanh cong anh 1

1. Khả năng phục hồi sau vấp ngã: Có thể thấy rõ sự khác biệt giữa những đứa trẻ, một số suy sụp khi thua cuộc, trong khi số khác chỉ thoáng buồn rồi nhanh chóng rủ bạn "chơi lại nhé?". Chính sự sẵn lòng đối mặt với thất bại và kiên trì thử lại là biểu hiện nổi bật của khả năng phục hồi - yếu tố then chốt của thành công. Thực tế, khả năng vượt qua nghịch cảnh thường là ranh giới giữa người bỏ cuộc và người tiếp tục tiến bước.

nuoi day con thanh cong anh 2

2. Trẻ thích hỗ trợ và chia sẻ cảm xúc: Theo trang Parents, điều này có thể thể hiện qua việc con dạy em nhỏ buộc dây giày hoặc hướng dẫn bạn học làm bài tập. Khi trẻ chủ động giúp đỡ, hướng dẫn và kịp thời đưa ra sự động viên, đó là cách trẻ rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cơ bản nhất.

nuoi day con thanh cong anh 3

3. Trẻ đặt nhiều câu hỏi: Một trong những dấu hiệu ở những đứa trẻ có tiềm năng vượt trội chính là sự tò mò không ngừng, thể hiện qua việc liên tục đặt câu hỏi. Từ những điều hiển nhiên như "Tại sao bầu trời lại màu xanh?", "Chim bay như thế nào?", đến những thắc mắc phức tạp hơn về cách mọi vật vận hành. Thay vì chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, những đứa trẻ này luôn muốn đào sâu vào bản chất của vấn đề, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

nuoi day con thanh cong anh 4

4. Khả năng tìm kiếm giải pháp sáng tạo: Sáng tạo không chỉ thể hiện ở hội họa hay âm nhạc, mà còn là khả năng nhận ra giá trị tiềm ẩn ở những nơi người khác chỉ thấy giới hạn. Nếu con bạn thường đưa ra những cách giải quyết vấn đề độc đáo và giàu trí tưởng tượng, đó là dấu hiệu cho thấy bộ não của trẻ có tư duy đổi mới. Đây có thể là tiền đề cho thành công trong kinh doanh, khám phá khoa học, hay thậm chí là kỹ năng lãnh đạo sau này.

nuoi day con thanh cong anh 5

5. Trẻ tự tin vào ý tưởng riêng: Một đứa trẻ tự tin sẽ sẵn sàng giơ tay trả lời câu hỏi trên lớp hoặc hào hứng chia sẻ một sáng tạo mới, dù biết rằng nó có thể chưa hoàn thiện. Sự tự tin không đồng nghĩa với việc trẻ phải là người nói to nhất. Quan trọng là trẻ dám tin tưởng vào bản thân để trình bày ý kiến, ngay cả khi chưa chắc chắn về phản ứng của người khác. Niềm tin này là động lực lớn cho thành công sau này.

nuoi day con thanh cong anh 6

6. Thể hiện sự đồng cảm: Con sẵn sàng dừng lại để giúp một em nhỏ nhặt khay cơm rơi, hay an ủi người thân khi buồn. Những điều này cho thấy trẻ hiểu cảm xúc của đối phương, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và dễ dàng tìm ra giải pháp. Thực tế, người có khả năng đồng cảm thường dễ dàng kết nối và xây dựng mối quan hệ sâu sắc, bền vững với người khác. Họ có thể thấu hiểu nhu cầu và động lực của người khác, đưa ra những quyết định sáng suốt và đạt hiệu quả trong công việc.

nuoi day con thanh cong anh 7

7. Khả năng tập trung cao độ: Trẻ em vốn dễ xao nhãng, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu con có thể bỏ qua mọi thứ xung quanh để tập trung một điều gì đó, đó là một dấu hiệu đáng chú ý. Dù là việc kiên nhẫn lắp ghép một bức tranh suốt một giờ hay miệt mài luyện tập một động tác nhảy đến khi thành thạo, đó đều là tiềm năng thành công trong lĩnh vực nếu được định hướng đúng cách.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

10 dấu hiệu lạ ở trẻ thông minh, có EQ cao

Những hành vi thường bị coi là xấu, như nói quá nhiều, thích ra lệnh hoặc chân tay không nghỉ, có thể là dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ phát triển vượt trội cả về mặt cảm xúc lẫn trí tuệ.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm