Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 dấu hiệu của người luôn cho mình là nạn nhân

Hay than vãn, thường xuyên đổ lỗi, liên tục bác bỏ lời khuyên là những dấu hiệu của người luôn nghĩ mình là nạn nhân của cả thế giới.

dau hieu nan nhan anh 1

1. Liên tục bác bỏ lời khuyên: Họ sẽ liên tục nói "Bạn không hiểu đâu" và tạo ra rào cản vô hình giữa trải nghiệm của họ và sự cảm thông từ bạn. Mục đích của việc này là để bác bỏ mọi lời khuyên hay sự giúp đỡ mà bạn đưa ra, với lý do là bạn không hiểu được tình cảnh của họ. Bằng cách này, "nạn nhân" vẫn nắm giữ quyền kể về những khó khăn của mình và tiếp tục nhận được sự thương hại từ người khác mà không hề có ý định thay đổi thực tế. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

dau hieu nan nhan anh 2

2. Luôn có sẵn câu giải thích: Dù trong bất kỳ tình huống nào, họ có thể cảm thấy mình bị oan, bị hiểu lầm, kém may mắn và nhanh chóng đưa ra câu giải thích để bào chữa cho mình. Nó dần trở thành một thói quen phản xạ, khiến họ liên tục né tránh trách nhiệm trong mọi tình huống. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

dau hieu nan nhan anh 3

3. Hay than vãn: Ai cũng phải đối diện với thử thách và gian nan, thế nhưng, một số người lại có xu hướng thường xuyên than vãn về những rủi ro đeo bám, hoặc phóng đại những chuyện không may của mình. Họ khắc họa bản thân như thể là đối tượng thường xuyên hứng chịu những điều tồi tệ từ cuộc đời. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

dau hieu nan nhan anh 4

4. Thường xuyên đổ lỗi: Họ thường có xu hướng đổ lỗi cho ngoại cảnh, cho số phận hoặc người khác thay vì nhìn nhận trách nhiệm cá nhân trong những gì xảy ra. Vì vậy, họ dễ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn than phiền và trì trệ. Thái độ này không chỉ làm căng thẳng các mối quan hệ mà còn cản trở sự trưởng thành của họ. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

dau hieu nan nhan anh 5

5. Coi hành động gây tổn thương của mình là chính đáng: Đôi khi, những tổn thương trong quá khứ hoặc các vấn đề sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta hành động. Tuy nhiên, người luôn cho mình là nạn nhân thường lấy những lý do này để biện minh cho cách mình đối xử tệ với người khác và mong đợi đối phương phải chấp nhận. Ảnh minh hoạ: Phương Lâm.

dau hieu nan nhan anh 6

6. Ôm hận: Người có tâm lý nạn nhân luôn nhớ những chuyện cũ và khiến người khác phải cảm thấy có lỗi về hành động của mình. Họ dùng quá khứ như vũ khí, sẵn sàng rút ra khi ai đó yêu cầu họ chịu trách nhiệm về một việc gì đó. Những điều từng khiến họ tổn thương sẽ là cái cớ để biện minh cho việc không thể thay đổi thái độ, cuộc sống hay hoàn cảnh hiện của họ. Ảnh minh hoạ: Pexels.

dau hieu nan nhan anh 7

7. Hay cãi vã: Với người luôn xem mình là nạn nhân, một lời góp ý nhẹ nhàng cũng dễ dàng bị diễn giải thành sự chỉ trích, một cuộc trò chuyện thông thường cũng nhanh chóng biến thành trận cãi vã. Họ phản ứng thái quá, phòng thủ hoặc công kích vì luôn có cảm giác mình đang bị tấn công. Ảnh minh hoạ: Pexels.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

7 dấu hiệu người có IQ thấp

Người có trí thông minh (IQ) thấp thường bộc lộ những hành vi hay thái độ đặc trưng, như khó thích nghi, tư duy cứng nhắc, ích kỷ...

Ngọc Bích

Theo Lifehack

Bạn có thể quan tâm